Bệnh động kinh

Người bị bệnh động kinh không nên ăn gì?

Ngày đăng: 13 Tháng Mười, 2017
4.6/5 - (15 bình chọn)

Các nhà khoa học cho rằng, một số đồ ăn, thức uống chúng ta đưa vào cơ thể hằng ngày có thể kích hoạt cơn co giật, động kinh xảy ra nhiều hơn. Bởi vậy, chế độ ăn uống cho người bệnh động kinh đặc biệt quan trọng, người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm có trong bài viết dưới đây nếu nghi ngờ nó là nguyên nhân khiến bệnh động kinh tiến triển nặng hơn.

Người bệnh động kinh nên kiêng ăn gì?

1. Thực phẩm chứa gluten

Gluten có thể kích hoạt phản ứng viêm, làm tăng khởi phát cơn động kinh ở một số người bệnh. Gluten là tên gọi chung chỉ các loại protein có trong một số loại thực phẩm sau:

– Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch.

– Một số sản phẩm chế biến từ lúa mì như bánh mì, mì ống.

– Ngũ cốc tinh chế: Ngũ cốc chứa hàm lượng lớn gluten, ngoài ra còn chứa glutamate, aspartat, là các acid amin tác động đến hoạt động điện của não.

– Các loại súp đóng hộp, nước sốt, nước trộn salat.

– Các sản phẩm chay.

2. Các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành

Đậu nành là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ em và có thể kích hoạt các cơn co giật tiềm tàng. Ngoài ra, đậu nành chứa hàm lượng cao glutamine – một loại acid amin kích thích ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh não.

Đậu nành và các chất chuyển hóa liên quan được tìm thấy trong nước tương đen, đậu hũ, sữa bột cho trẻ em, bánh nướng, ngũ cốc, súp đóng hộp, salad, thịt đã chế biến, hot dog, cá ngừ đóng hộp, bơ đậu phộng có hàm lượng chất béo thấp, sữa đậu nành, kem…

Người bệnh động kinh không nên ăn nhiều đậu nành

Người bệnh cần quan sát kỹ khi sử dụng loại thực phẩm này, vì đây có thể là nguyên nhân khiến tần suất cơn động kinh tăng lên.

3. Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa lượng lớn đường đã qua chế biến

Mặc dù glucose (một loại đường đơn phân tử) là nguồn nguyên liệu chính cho não hoạt động, nhưng lại là nguồn năng lượng không ổn định, dễ gây khởi phát cơn động kinh ở một số người. Theo các nhà khoa học, việc cắt giảm lượng đường đã qua chế biến trong chế độ ăn như siro ngô có hàm lượng fructoza cao, đường nướng bánh và đường saccarose, Các loại thực phẩm chứa nhiều đường đã qua chế biến gồm: kẹo, bánh ngọt, sô cô la, kem, món tráng miệng đông lạnh, các món nướng, ngũ cốc ăn sáng, cà phê, soda, đồ uống giải khát… có thể tránh được những rối loạn hoạt động điện não, hạn chế cơn động kinh.

4. Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm thiết yếu đối với trẻ em bởi chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng và vi chất cao. Tuy nhiên, với người bị động kinh đây chưa chắc là sản phẩm tốt, bởi nó có nhiều hormon và glutamin, có thể làm tăng tần suất cơn. Đặc biệt, sữa bò chưa qua tiệt trùng còn chứa các chất gây ảnh hưởng không tốt đến não. Do vậy, bạn nên:

– Bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua ra khỏi chế độ ăn.

– Tuyệt đối tránh pho mát làm từ sữa bò. Nên sử dụng các sản phẩm từ sữa dê để thay thế cho sữa bò.

Người bệnh động kinh cần tránh các loại phụ gia thực phẩm

1. Bột ngọt

Người bệnh động kinh không nên ăn mì chính (bột ngọt) bởi chúng kích thích các tế bào thần kinh,  gây ra cơn phóng điện kịch phát trong não, người bệnh nên

hạn chế đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp và tuyệt đối không sử dụng bột ngọt, hạt nêm trong khi chế biến món ăn tại nhà.

Bột ngọt (mì chính) là gia vị thông dụng nhưng lại không tốt cho người bị động kinh

2. Chất làm ngọt nhân tạo

Một số chất làm ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartam có hoạt tính kích thích rất mạnh ngay cả khi chúng đã được hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng nguy cơ co giật do động kinh và các nguyên nhân khác.

Aspartame cũng chứa phenylalanine là chất rất độc với tế bào thần kinh. Chất này được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm có nhãn là “không có đường’ hoặc “ít calo”.

3. Chất tạo gel carrageenan

Một chất phụ gia thực phẩm thông thường khác có thể làm tăng tần suất cơn động kinh là carrageenan – một chất tạo gel phổ biến được chiết xuất từ rong biển đỏ.

Carrageenan cũng thường được tìm thấy trong súp, sữa chua, sôcôla và kem để tạo độ dẻo dai hơn. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây phần nào giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi người bệnh động kinh không nên ăn gì và có lựa chọn sáng suốt trong việc lên thực đơn hằng ngày cho người bệnh và gia đình.

Xem thêm:

Chuyên gia giải đáp “Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?”

Cập nhập các phương pháp điều trị động kinh mới nhất hiện nay

Giải pháp từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả, đã được kiểm chứng lâm sàng

Nếu độc giả còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi ngay tới số 024.3775.90510972.032.029, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết giúp bạn.

Ds. Quỳnh Trâm

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.wikihow.com/Avoid-Food-Triggered-Seizures

Viết bình luận

  1. Mai Trần :

    Người động kinh có nên ăn yến không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Người bệnh động kinh có thể ăn yến vì trong yến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh động kinh có thể tham khảo kết hợp cùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta, để kiểm soát cơn co giật tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc gia đình bạn sức khỏe!

  2. Dương :

    Chào bác sĩ em năm nay 19 tuổi, không biết có phải động kinh hay ko. Em bị khoảng 2 năm nay rồi kiểu như đang mình thường thì lại bị co tay co người khoảng vài chục giây mất kiểm soát, hoặc đang ngồi hoặc đứng xong đột ngột vận động thì cũng có tình trạng tương tự chỉ có vài chục giây, mỗi lần cảm thấy sắp bị là em phải dùng lại hô hấp từ từ 1 lúc là sẽ ko bị nữa. cứ như thế rất ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy của em. em mong bác sĩ có thể tư vấn cho em nên làm như nào và chữa khỏi ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Dương,
      Với những gì bạn mô tả thì chưa phải là đặc điểm đặc trưng của bệnh động kinh. Khi bạn co rút tay, bạn vẫn đang ý thức được và biết cách để kiểm soát nó, do vậy, có thể đó chỉ là dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh khu trú, bạn nên sắp xếp thời gian tới chuyên khoa thần kinhc của các bệnh viện lớn để làm xét nghiệm thăm khám. Khi xác định được chính xác nguyên nhân thì việc lựa chọn phương pháp điều trị mới phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Bạn mới 19 tuổi, còn rất trẻ, nên chú ý thêm về chế độ sinh hoạt và học tập của mình, tránh thức khuya, tránh căng thẳng và áp lực tinh thần, không sử dụng quá nhiều điện thoại, máy tính.. và hạn chế dùng các đồ uống gây kích thích hệ thần kinh như cà phê,… Nếu sau khi đi thăm khám, bạn cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng gọi trực tiếp cho chúng tôi qua số 0972.032.029.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Mai :

    Em năm nay 18 tuổi .em mặc bệnh động kinh gần 2 năm rồi. Đi khám khắp nơi không phát hiện ra sóng động kinh .Các cơn co giật xảy ra thường khoảng 20 ngày .mà mỗi lần xảy ra là khoảng 3 đến 4 cơn . đến khi tỉnh lại thì cổ rất mỏi và đau đầu và mệt mỏi .Những ngày thường thì không cúi được .nếu cúi sẽ bị chóng mặt . cho hỏi nên điều trị và ăn uống như nào để đỡ cho bệnh này ạ và bị bệnh này có nên đi học không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Mai,
      Thông thường khi mắc động kinh, đo điện não đồ sẽ thấy sóng bất thường, tuy nhiên cũng có những trường hợp không có sóng nhưng cơn co giật vẫn xảy ra như trường hợp của bạn.
      Động kinh là bệnh mạn tính, khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn không nên quá bi quan vì bạn vẫn có thể kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh và có một cuộc sống bình thường như những người khác nếu kiên trì sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định kết hợp sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ thảo dược như cốm Egaruta. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học để tăng cường sức khỏe và kiểm soát bệnh tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thông tin về chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Người bệnh động kinh vẫn có thể đi học và làm việc như những người bình thường khác nên bạn chú ý thực hiện theo những hướng dẫn điều trị trên để kiểm soát bệnh hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến việc học tập. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. Duyên :

    E năm nay 27 tuổi đã mắc bệnh động kinh 2 năm nay rồi. Thời gian đầu các cơn co giật xảy ra rất thưa,có khi là 1,2 tháng. Nhưng thời gian gần đây các cơn co giật lại xảy ra thường xuyên hơn,cứ đúng 7 ngày lại tái phát 1 lần.tuần trước e bị vào thứ 5 và nay là thứ 5 e lại bị lại mà các cơn cũng chỉ xảy ra vào đêm hoặc rạng sáng. Bác sĩ có thể giải thích giúp e rằng tại sao các cơn của e lại xảy ra thường xuyên như vậy và chỉ cố định duy nhất trong khoảng thời gian đó mặc dù e vẫn đang điều trị thuốc đều ạ. Cảm ơn bác sĩ!

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Duyên,
      Động kinh là căn bệnh phức tạp và thực tế có rất nhiều trường hợp mặc dù tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ nhưng cơn co giật vẫn tái phát thường xuyên, nguyên nhân có thể do tình trạng sức khỏe yếu, yếu tố tâm lý căng thẳng, lo nghĩ nhiều, thay đổi thời tiết, thiếu ngủ, ăn uống không khoa học, sử dụng thiết bị điện tử, đáp ứng kém với thuốc,… Còn về khoảng thời gian giữa các cơn co giật, điều này sẽ không cố định và không tuân theo một chu kỳ nào. Tuy nhiên, qua chia sẻ có thể thấy cơn động kinh của bạn đang xảy ra với tần suất thường xuyên 1 cơn/1 tuần và có xu hướng xuất hiện trong khi ngủ. Do vậy, với tình trạng hiện tại, bạn nên dành thời gian đến bệnh viện uy tín tái khám, để được đánh giá đúng mức độ bệnh, từ đó có hướng điều chỉnh thuốc phù hợp hơn để sớm kiểm soát tốt cơn co giật.
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. Duy :

    Dạ cho em hỏi bệnh động kinh ăn bò đc ko?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Duy,
      Hiện nay, chưa có một dữ liệu nghiên cứu nào chỉ ra người bệnh động kinh không nên ăn thịt bò. Do vậy, nếu bạn hay người thân đang mắc phải chứng bệnh này hoàn toàn có thể sử dụng thịt bò bình thường. Bên cạnh đó, như chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết, trong chế độ ăn uống hằng ngày, để kiểm soát tốt hơn các cơn co giật, người bệnh động kinh nên hạn chế các thực phẩm có khả năng kích thích thần kinh như thực phẩm chứa gluten từ ngũ cốc tinh chế, lúa mì; đường, mì chính, chất làm ngọt nhân tạo, phụ gia thực phẩm….
      Không biết bạn hay người thân có đang mắc phải chứng bệnh này hay không? Tần suất và mức độ cơn hiện tại như thế nào? Nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn hãy liên hệ lại với chúng tôi theo số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  6. Nguyễn thị Vinh :

    Chào BS, chồng em 25 tuổi, anh bị co giật từ năm lên 8 tuổi, chúng em cưới nhau được 6 năm, anh ấy không bị co giật thường xuyên nhưng thỉnh thoảng 2 đến 3 tháng sẽ bị, mà mỗi lần bị co giật là vào lúc a đang ngủ, cơn co giật kéo dài khoảng 2 đến 3 phút. Trong cơn co giật mắt của anh trợn ngược, đỏ ngầu, mồ hôi nhễ nhại, rồi anh phun nước miếng, phát ra âm thanh to. Sau cơn co giật anh như một người khác, mất trí nhớ tạm thời, giống như 1 đứa trẻ, phải mất 10p anh mới dần biết. Ngày hôm sau tỉnh dậy, anh hay bị đau buốt trên đầu. Vậy cho hỏi tình trạng của chồng em là thế nào ạ, hiện tại anh vẫn đang sử dụng thuốc phenobartimon do xã cấp. Xin cảm ơn

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn thị Vinh,
      Qua chia sẻ của bạn, triệu chứng mà chồng bạn đang gặp phải chính là cơn co cứng -co giật động kinh toàn thể điển hình. Sau mỗi lần cơn co giật xảy ra, não bộ nói riêng và cơ thể chồng bạn nói chung đều bị tổn thương dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, mất trí nhớ tạm thời, đau buốt đầu. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng bệnh của chồng mình qua bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/5-dang-bieu-hien-thuong-gap-trong-benh-dong-kinh-toan-the.html
      Bạn chia sẻ chồng bạn đang dùng thuốc của xã cấp nhưng 2 – 3 tháng vẫn bị một cơn, tần suất này chưa phải là thưa, chứng tỏ bệnh động kinh ở chồng bạn chưa được kiểm soát hiệu quả. Hiện tại, chồng bạn nên đi khám lại tại các cơ sở y tế uy tín trong bài viết dưới đây để được xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả hơn.
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chồng bạn nên có lối sống khoa học như hướng dẫn trong bài viết trên, đồng thời tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc chồng bạn sớm khỏe!

  7. Sinh :

    Tôi hiện nay đã 32 tuổi và bệnh động kinh phát ra từ năm 18 tuổi Và từ đó thỉnh thoảng đi kiểm tra Chụp chiếu cắt lớp điện não đồ kiểm tra đủ kiểu nhưng lại không phát hiện ra bệnh gì Cơn co giật vẫn xuất hiện và đã uống thuốc gardenal của bác sĩ ở tỉnh điều về cho uống nhưng vẫn xuất hiện Cơn co giật người rất khó chịu và hoang mang khi thay đổi thời khuôn mặt cứ nặng trĩu như đeo cái thớt ở mặt thật là khổ nhục khi mang tôi bệnh như vậy mà mãi không khỏi tìm đủ các thầy rồi mà không ăn thua ai có thể giúp đỡ được tôi không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Sinh,
      Chúng tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn lúc này. Động kinh là bệnh lý phức tạp, có rất nhiều trường hợp cũng mắc phải căn bệnh này nhưng không rõ nguyên nhân, đi khám cũng không phát hiện gì bất thường như bạn. Có điều trị khỏi động kinh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, phương pháp điều trị,…. Tuy nhiên có rất nhiều người nhờ áp dụng đúng giải pháp đã có thể giảm dần và dứt cơn co giật, từ đó có cuộc sống bình thường như những người khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám thường xuyên tại các bệnh viện uy tín và tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tham khảo sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  8. Hải :

    Bạn tôi 35 tuổi có tiền sử động kinh bớt được 3 năm giờ mới bị lại xin hỏi giờ phải điều trị ra sao và phải kiêng cử những gì

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Động kinh là bệnh lý mãn tính rất khó để điều trị hoàn toàn. Mặc dù người bệnh có thể kiểm soát cơn co giật của mình nhưng cơn co giật vẫn có thể tái phát do tác động của rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như thời tiết thay đổi, thức khuya, lo lắng căng thẳng quá mức, sử dụng thực phẩm hay đồ uống chứa nhiều đường, chất kích thích… Nếu bệnh tái phát, bạn của bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa Thần kinh các bệnh viện lớn để được chẩn đoán chính xác mức độ cũng như được kê những loại thuốc kháng động kinh thích hợp. Bạn của bạn nên kiên trì dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ cũng như tránh tránh tự ý bỏ thuốc hay tăng giảm liều dùng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị; Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn của bạn cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều gia vị như bột ngọt, đường…. tránh thức khuya hay lo lắng căng thẳng quá mức. Cùng với đó, bạn của bạn có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta- sản phẩm chuyên biệt giúp giảm tần suất, mức độ cơn co giật với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần cùng thuốc điều trị. Sản phẩm có tác dụng giảm tần suất, mức độ cơn co cứng, co giật cũng như giúp người bệnh phục hồi sức khỏe sau cơn hiệu quả.
      Thân mến!

  9. trịnh thị hiệp :

    Cho em hỏi chút ạ, em có em gái năm nay 19 tuổi, thi thoảng bị đau đầu và giật bất thường, đôi khi thì nằm ngủ mơ rồi bị giat và có nhưng cơn đau bụng, cứ ăn vào xong rồi lại đau bụng hay buồn nôn thì có sử dụng loại thuốc này được ko ạ,

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với sự kết hợp của các thảo dược quý cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên là sản phẩm hỗ trợ giảm tần suất và mức độ cơnco giật do nhiều nguyên nhânhiệu quả. Em gái bạn có cơn giật bất thường, không biết em bạn đã đi thăm khám ở đâu chưa? Với tình trạng hiện tại, em bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa Thần kinh các bệnh viện lớn và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
      Bên cạnh đó, em bạn vẫn có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 3- 6 tháng để cải thiện.
      Chúc em bạn sớm khỏe!

  10. Hồng liên :

    Con tôi năm nay 4 tuổi , bé hay bị sốt nếu không uống thuốc hạ sốt kịp thời sẽ bị co giật , vậy BS cho tôi hỏi bé nhà tôi có dùng đc cốm ERG ko ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Trường hợp bé nhà bạn thường xuyên bị co giật do sốt, trước mắt bạn nên đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh Nhi để xem não bộ của bé có bị ảnh hưởng do những cơn sốt cao co giật hay không? Nếu có, bên cạnh dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta nhất thiết phải cho bé dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngược lại, nếu não bộ bé chưa bị ảnh hưởng, ngoài việc hạ sốt kịp thời, bạn nên cho bé sử dụng Cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Các thành phần thảo dược tự nhiên trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp bé phòng ngừa được hiện tượng co giật mỗi lần sốt.
      Thân mến!