Huyết áp thấp và thiếu máu não

Chuyên gia giải đáp – Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì?

Ngày đăng: 22 Tháng Một, 2021
5/5 - (4 bình chọn)

Đau đầu, chóng mặt có thể chỉ khiến bạn thấy khó chịu nếu xảy ra một vài lần, thế nhưng khi nó lặp lại thường xuyên thì lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý và cần phải can thiệp sớm. Vậy khi bị đau đầu chóng mặt uống thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng và tránh tái phát về sau? Tìm hiểu ngay tại đây.

Đau đầu chóng mặt là bệnh gì?

Để biết đau đầu chóng mặt uống thuốc gì, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này và lựa chọn thuốc điều trị phù hợp với bệnh của mình. Đau đầu chóng mặt có thể là biểu hiện của một số bệnh sau:

– Giảm lượng máu lên não do thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu, huyết áp thấp, hạ huyết áp tư thế.

– Bệnh lý liên quan đến não bộ và hệ thần kinh như chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, u não, viêm màng não, đau nửa đầu, u dây thần kinh,…

– Bệnh lý tại hệ tiền đình tai trong như rối loạn tiền đình, viêm dây thần kinh tiền đình, Meniere, viêm mê cung,…

– Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống động kinh,…

– Nguyên nhân ít gặp khác như hạ đường huyết, mất nước, mất máu, rối loạn lo âu, suy tim, rối loạn nhịp tim chậm, nhiễm trùng,…

Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra

Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì?

Nếu thỉnh thoảng bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng nhẹ, trước tiên bạn hãy điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hằng ngày điều độ hơn. Nhưng khi tình trạng này không tiến triển tốt lên hoặc xảy ra thường xuyên hơn thì bạn nên đi khám sớm. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sỹ sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp, dưới đây là những thuốc thường dùng: 

Thuốc giảm triệu chứng

– Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, aspirine,… để giảm triệu chứng đau đầu.

– Thuốc cải thiện tình trạng chóng mặt, choáng váng gồm có: thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, thuốc hỗ trợ tiền đình như meclizin, diphenhydramin, cinnarizine, betahistine, promethazine,…

– Thuốc an thần như diazepam khi người bệnh có biểu hiện mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.  

– Thuốc chống nôn như scopolamin, diphenhydramine, metoclopramide,… nếu đau đầu, chóng mặt đi kèm với buồn nôn, nôn ói.

Những thuốc này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tuy nhiên, không thể giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt. Mặt khác, sử dụng thuốc tây thường xuyên khó tránh khỏi tác dụng phụ, do đó, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vài ngày khi triệu chứng biểu hiện rầm rộ.

Chỉ sử dụng thuốc tây điều trị đau đầu chóng mặt theo chỉ định của bác sỹ

Thuốc điều trị nguyên nhân

Tùy vào nguyên nhân gây ra, một số thuốc sau có thể được chỉ định:

– Thuốc tăng cường tuần hoàn máu não như piracetam, cerebrolysin, nimodipin, cianrizin, flunarizine,… khi bị thiếu máu lên não, rối loạn tuần hoàn não.

– Thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng virus,… để điều trị nhiễm trùng nếu có như viêm tai trong, viêm màng não, viêm mê đạo tai,…

– Thuốc tăng huyết áp như midodrine, heptamyl, ephedrine, fludrocortisone,… để điều trị hạ huyết áp thế đứng hoặc huyết áp thấp.

– Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12,… khi bị thiếu máu do thiếu hụt các chất này.

– Thuốc hướng thần như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nếu đau đầu, chóng mặt là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tâm thần….

Thảo dược giúp tăng tuần hoàn máu não

Bên cạnh thuốc tây kê đơn, để điều trị đau đầu chóng mặt đạt hiệu quả tốt hơn và hạn chế phải phối hợp nhiều loại thuốc hóa dược, bạn nên sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược hỗ trợ, đặc biệt là sản phẩm chứa thành phần là các thảo dược có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, cải thiện tuần hoàn máu não như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân,…  Giải pháp này sẽ an toàn và phù hợp cho tình trạng đau đầu, chóng mặt do nhiều nguyên nhân, nhất là những trường hợp bị thiếu máu lên não do thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp thấp, thiếu máu.

Xem thêm:

Viên uống thảo dược giúp tăng tuần hoàn máu não

Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì sẽ tùy thuộc nguyên nhân gây ra và tình trạng bệnh của mỗi người, nhưng hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn nắm vững được các thuốc thường dùng trong điều trị để có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.  

Dược sỹ Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/diagnosis-treatment/drc-20371792

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorders/treatment/vestibular-medication

Viết bình luận