Trong cuộc sống thường ngày, hẳn là có không ít lần bạn đột ngột bị choáng váng, xây xẩm mặt mày. Nhưng đã bao giờ tình trạng này diễn ra thường xuyên đến nỗi làm bạn mệt mỏi, khó chịu, thậm chí gặp những tai nạn nhỏ ngoài ý muốn hay chưa? Nếu có, bạn cần tìm hiểu kỹ choáng váng mất thăng bằng là bệnh gì. Bởi những thủ phạm đằng sau rất có thể là bệnh lý nghiêm trọng buộc bạn phải điều trị từ sớm.
Mục lục
Nguyên nhân thường gặp của chóng mặt bao gồm:
– Chứng đau nửa đầu.
– Tác dụng phụ của thuốc.
– Sử dụng rượu bia.
– Bệnh lý liên quan đến vấn đề ở tai trong như: có khối u lành tính hình thành trên dây thần kinh nối tai trong với não; tích tụ dịch trong ốc tai; nhiễm trùng tai; rối loạn tiền đình.
– Tụt huyết áp, thường xảy ra rõ nhất khi bạn đột ngột thay đổi tư thế.
– Tất cả những bệnh lý làm cho tim bơm máu kém đi như bệnh cơ tim, hẹp/hở van, loạn nhịp tim, suy tim…
– Thiếu máu, thiếu máu não.
– Hạ đường huyết.
– Nguyên nhân khác: Mất nước, sốt, say tàu xe, tập thể dục quá mức…
Ngoài ra, thủ phạm gây choáng váng, mất thăng bằng hiếm gặp khác như chứng bệnh đa xơ cứng, dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ, khối u ác tính hoặc rối loạn não khác. Mặc dù không phổ biến nhưng những nguyên nhân này có thể nhanh chóng khiến người bệnh tử vong nếu không xử lý sớm.
Choáng váng mất thăng bằng là bệnh gì?
Nên đưa người bệnh đến bệnh viện ngay nếu choáng váng mất thăng bằng lặp đi lặp lại trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, nếu tình trạng trên đi kèm với các triệu chứng dưới đây cũng cần được cấp cứu sớm:
– Chấn thương đầu.
– Đau đầu.
– Đau cổ.
– Sốt cao.
– Mờ mắt.
– Không nghe rõ.
– Khó nói.
– Tê hoặc ngứa ran khắp cơ thể.
– Chảy nước mắt hoặc đờm dãi.
– Mất ý thức.
– Tức ngực.
– Nôn mửa liên tục.
Điều trị chủ yếu tập trung vào việc choáng váng mất thăng bằng là bệnh gì và xử lý nguyên nhân gây ra nó. Trừ những trường hợp cần cấp cứu ở trên, với nhóm người bệnh còn lại bệnh có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà. Chẳng hạn như:
– Các vấn đề về tai trong: Điều trị bằng thuốc, chế độ ăn ít muối và các bài tập tại nhà để giúp người bệnh tập cách tự thăng bằng.
– Khối u: Một vài động tác vật lý trị liệu có thể giảm triệu chứng choáng váng do nguyên nhân này. Nếu phương pháp này không hữu hiệu buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.
– Chứng đau nửa đầu: Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, chẳng hạn như tìm ra những nguyen nhân trực tiếp khiến bạn bị đau (khi ở môi trường ồn ào, thiếu ngủ,…) và khắc phục chúng.
– Tập thể dục quá sức, trời quá nóng hoặc mất nước: Uống nhiều nước và nghỉ ngơi.
– Hạ đường huyết tạm thời: Ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng, không để bản thân quá đói, mang theo bánh kẹo bên người…
– Huyết áp thấp, thiếu máu, thiếu máu não: Sử dụng sản phẩm thảo dược như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu để điều trị.
Xem thêm: Sản phẩm giúp làm giảm choáng váng do huyết áp thấp, thiếu máu não
Ăn đủ dinh dưỡng để hạn chế choáng váng mất thăng bằng do tụt đường huyết
Trong nhiều trường hợp bạn không thể ngay một lúc điều trị khỏi hoàn toàn choáng váng mất thăng bằng. Vì vậy, áp dụng một số mẹo nhỏ sau để cơn chóng mặt không gây tổn thương cho bạn:
– Ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức khi thấy chóng mặt và nghỉ ngơi đến khi hồi phục.
– Sử dụng gậy hoặc khung tập để đi lại nếu cần.
– Luôn bám vào tay vịn khi lên xuống cầu thang.
– Tập yoga hoặc tai chi để cải thiện sự cân bằng.
– Tránh di chuyển vị trí đột ngột.
– Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên bị choáng váng mất thăng bằng.
– Hạn chế dùng cà phê, rượu và thuốc lá. Những chất này có thể làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
– Uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, ngủ tối thiểu 7 tiếng, tránh căng thẳng.
– Ăn chế độ ăn lành mạnh gồm rau, hoa quả, protein nạc.
– Nếu nghi ngờ chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc nào đó, hãy nói với bác sĩ để được đổi loại khác.
– Nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ.
Chắc hẳn đến đây bạn đọc đã không còn thắc mắc choáng váng mất thăng bằng là bệnh gì. Bạn hãy thực hiện ngay những lời khuyên kể trên, hãy thăm khám sớm để phát hiện những bất thường của cơ thể nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.
Xem thêm:
Hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn là bệnh gì?
Người bệnh hạ huyết áp nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục sức khỏe
Ds. Cao Ngọc Hải
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/symptom/dizziness
Tin liên quan
Viết bình luận