Huyết áp thấp lâu nay đã trở thành chủ đề khá thân thuộc với hầu hết mọi người. Và theo số liệu thống kê những năm trở lại đây, tỷ lệ người bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng với số lượng chóng mặt. Trong đó có tới 40 – 50% nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Vậy người bệnh hạ huyết áp nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục sức khỏe? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Lời khuyên cho người bệnh hạ huyết áp là nên ăn mặn hơn một chút. Bởi Natri trong muối có thể tăng tái hấp thu nước tại thận, giúp tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể, nhờ đó nâng cao chỉ số huyết áp, cải thiện hiệu quả các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…
Mất nước là một trong những nguyên nhân gây hạ huyết áp phổ biến, do vậy người bệnh hạ huyết áp nên bổ sung nước đầy đủ. Ít nhất nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước (tương đương 8 cốc nước) trong ngày. Có thể thay thế bằng các loại nước ép, sinh tố hoa quả như: Nước ép lựu, nước cam, nước ép củ rền,… bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp ngăn hạ huyết áp rất tốt.
Sắt là nguyên liệu tổng hợp hemoglobin của hồng cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Thiếu sắt đồng nghĩa với thiếu máu, lâu ngày có thể dẫn đến hạ huyết áp. Do vậy, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt như: Thịt nạc, gan bò, gan heo, thịt bò, củ dền, các loại rau có máu xanh đậm (mồng tơi, bắp cải, xúp lơ,…), trứng, sữa, các loại đậu…
Hạ huyết áp nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt: Củ dền, thị bò, thịt nạc…
Vitamin B12 và acid folic (hay folate) là những vitamin cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu tại tủy xương, tốt cho người thiếu máu và hạ huyết áp. Cả hai đều là dưỡng chất mà cơ thể không tự sản xuất được và chỉ nhận được từ thực phẩm. Một số thực phẩm giàu vitamin B12, acid folic bạn nên bổ sung là ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gan động vật, rau màu xanh lá, cam, chanh, bưởi, kiwi, đậu đỏ, đậu đen, đậu hà lan, tôm, cua, cá, hả sản,…
Ngâm 4 – 5 quả hạnh nhân qua đêm, sau đỏ bỏ lớp vỏ ngoài, nghiền mịn, thêm hỗn hợp này vào một cốc sữa đun sôi, uống vào mỗi buổi sáng trong khoảng 3 – 4 tuần. Đây là một phương pháp giúp kiểm soát chứng bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhờ khả năng điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận.
Người bệnh hạ huyết áp nên ăn hạnh nhân cùng sữa mỗi ngày
Nếu bị hạ huyết áp thường xuyên, bạn có thể uống một cốc cà phê, ca cao, socola nóng vào bữa sáng hoặc dự phòng vài thanh socola trong túi, sử dụng khi tụt huyết áp đột ngột
Lá Hương nhu rất giàu kali, magie, vitamin C và vitamin B5 giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Bạn nên nhai 4 – 5 lá hương nhu vào buổi sáng hoặc uống một thìa tinh dầu hương nhu với mật ong mỗi ngày trong vài tuần để ổn định huyết áp.
– Nguyên liệu: 1 con chim cút, 5 củ hành khô, 30g Hoàng kỳ, 5g gừng tươi đập dập, băm nhỏ, 30g Thiên ma.
– Cách thực hiện: Nhồi thảo dược vào bụng chim cút, thêm gia vị vừa đủ, đem hầm cách thủy cho chín mềm. Khi ăn thì bỏ bã thuốc, chỉ ăn thịt và uống nước. Kiên trì mỗi tuần 1 lần, trong khoảng 2 – 3 tháng.
– Nguyên liệu: 1 con gà ác, 30g Hoàng kỳ, 5 – 6 quả táo đỏ, 30g Đương quy, 15g Kỷ tử.
– Cách thực hiện: Nhồi tất cả các thảo dược vào bụng gà đã được làm sạch, thêm gia vị vừa đủ sau đó hấp cách thủy cho tới khi chín mềm. Mỗi tuần nên ăn 1 lần, kiên trì trong khoảng 3 tháng
– Nguyên liệu: 1kg thịt bò, 250ml rượu vang
– Cách thực hiện: Thịt bỏ rửa sạch, thái miếng, hầm nhỏ lửa thật nhừ, cứ sau 1 giờ thì chắt lấy nước cốt, thêm nước vào đun tiếp. Làm như vậy khoảng 4 lần, hợp nước cốt lại, sau đó thêm rượu vang cô nhỏ lửa thành cao đặc. Để nguội đựng trong lọ kín dùng hàng ngày.
– Nguyên liệu: 1 cái dạ dày lợn, 8g hạt sen tươi.
– Cách thực hiện: Làm sạch dạ dày, cho hạt sen đã bỏ tâm vào dạ dày, buộc kín hai đầu, hầm như. Khi chín vớt dạ dày ra, thái miếng trộn đều với hạt sen, nước gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ làm thành thức ăn. Món này nên ăn 2 ngày/tuần, kiên trì trong 2 – 3 tháng
Bên cạnh những món ăn bổ dưỡng, người bệnh hạ huyết áp nên hạn chế một số loại thực phẩm sau:
– Cà chua: Nhất là cà chua xanh và đang còn sống, chúng chứa rất nhiều Lycopen có thể làm tụt huyết áp, gây tăng tần suất đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
– Cần tây: Có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu, dễ gây hạ huyết áp nếu sử dụng nhiều.
– Sữa ong chúa: Chứa nhiều insulin, gây tăng phản ứng hạ đường huyết và gây hạ huyết áp rất nhanh.
– Cà rốt: Chứa nhiều muối succinic gây tăng nồng độ kali, tăng đào thải nước qua đường tiểu, làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, hậu quả là hạ huyết áp.
– Củ cải đường: Có tác dụng giãn mạch, tăng đảo thải natri, lợi tiểu gây hạ huyết áp
– Dưa hấu: Chứa nhiều acid amin L – Citrulline/ L- Arginine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp.
Hạ huyết áp nên tránh ăn nhiều dưa hấu, cần tây, cà chua,…
Một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong điều trị hạ huyết áp, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số lời khuyên từ các chuyên gia sau:
– Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói.
– Mang vớ (tất) y tế giúp hạn chế ứ máu tại chi, tăng lưu thông máu tới các cơ quan phía trên.
– Không nên tắm quá lâu dưới vòi nước nóng.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, tập thiền, đi bộ, hít sâu thở chậm,… trong khoảng 30 phút/ngày.
Xem thêm: 7 bài tập thể dục cho người bệnh hạ huyết áp
Đương quy được sử dụng nhiều trong điều trị huyết áp thấp, bởi khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, giúp các thụ thể cảm áp hoạt động nhanh nhạy, từ đó nâng cao, ổn định huyết áp một cách tự nhiên, bền vững. Không chỉ vậy, thảo dược này còn có khả năng kích thích tủy xương, tăng sinh tạo máu, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mất ngủ,…
Khi kết hợp cùng Xuyên tiêu, Ích trí nhân, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Đây là bộ ba thảo dược ưu việt, hữu ích với người hạ huyết áp.
Thực sự để trả lời cho câu hỏi “người bệnh hạ huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?” không phải là khó. Cái khó ở đây là người bệnh có kiên trì thực hiện đúng như kế hoạch đã vạch ra hay không? Hy vọng bài viết trên phần nào giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm nên và không nên ăn, từ đó tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học.
Xem thêm: Giải pháp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp từ thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận