Bệnh động kinh

Thuốc chống co giật: Những lợi ích, rủi ro và cách dùng hiệu quả!

Ngày đăng: 8 Tháng Mười, 2021
5/5 - (2 bình chọn)

Không chỉ được dùng trong điều trị động kinh, thuốc chống co giật còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,… Bởi vậy hiểu rõ về từng loại thuốc, cũng như lợi ích, rủi ro và cách sử dụng sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc chống co giật thường được sử dụng như thế nào?

Thuốc chống co giật thường được chỉ định trong nhiều trường hợp cụ thể như:

Người bị động kinh hoặc co giật do có chấn thương não bộ thường phải sử dụng thuốc chống co giật trong khoảng 2 -3  năm, cũng có thể là 5 – 10 năm, hoặc thậm chí là cả đời. Nếu lựa chọn đúng thuốc có tới 70% người bệnh kiểm soát tốt cơn co giật và có thể giảm liều, ngưng dùng thuốc.

– Sốt cao co giật có nguy cơ tái phát cao được chỉ định thuốc chống co giật trong thời gian ngắn nhằm hạn chế cơn tái diễn.

– Co giật do lạm dụng rượu bia, các chất kích thích hoặc co giật không rõ nguyên nhân diễn ra trên 2 lần, người bệnh chưa được chẩn đoán động kinh nhưng có thể được chỉ định thuốc chống co giật để giảm cơn.

– Trầm cảm, hưng cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, chứng đau nửa đầu,… có thể đáp ứng tốt với một số loại thuốc chống co giật nhất định (Topiramate, Carbamazepine …)

Thời gian sử dụng có thể vài tuần, vài tháng, thậm chí nhiều năm tùy thuộc vào mức độ đáp ứng cũng như kết quả kiểm tra sóng điện não hoạt động ổn định có thể ngừng thuốc.

Thuốc chống co giật được chỉ định trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Thuốc chống co giật được chỉ định trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Điểm danh 11 loại thuốc chống co giật phổ biến nhất hiện nay

– Axit valproic (Depakine): Được sử dụng phổ biến do hiệu quả tốt với nhiều loại động kinh, nhất là động kinh toàn thể.

– Topiramate (Topamax): Là thuốc chống co giật phổ rộng giúp điều trị nhiều dạng động kinh khác nhau, ngoài ra còn được sử dụng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

– Carbamazepine (Tegretol, Carbatrol): Tác động đến kênh ion natri và ức chế sự phóng điện đột ngột của các tế bào não, được dùng mỗi ngày 1 lần.

Oxcarbazepine (Trileptal): Có hiệu quả tương đương thuốc chống co giật nhóm carbamazepine, nhưng ít tác dụng phụ hơn (ngoại trừ nguy cơ cao gây hạ natri) và giá đắt hơn.

– Phenobarbital (Luminal): Làm tăng tác dụng của GABA trong não bộ, nhờ đó mang lại hiệu quả cao với chỉ một liều duy nhất mỗi ngày, đồng thời chi phí điều trị cũng khá thấp.

– Clonazepam (Klonopin): Thuộc nhóm thuốc an thần Benzodiazepine có tác dụng giãn cơ và làm tăng hiệu quả chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, giúp làm dịu những kích thích quá mức và giảm cơn co giật, động kinh 

– Gabapentin (Neurontin): Là thuốc chống co giật khá an toàn, ít tác dụng phụ, nhưng hiệu quả thấp. Nhờ khả năng tác động đến quá trình vận chuyển GABA và kênh ion canxi nên Gabapentin giúp giảm cơn co giật.

– Lamotrigine (Lamictal): Có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh kích thích Glutamate, ổn định hoạt động điện não, hạn chế cơn co giật

– Phenytoin (Dilantin): Có tác dụng làm thay đổi kênh natri và hạn chế quá trình phóng điện quá mức của các tế bào não. Mặc dù là thuốc chống co giật khá hiệu quả, chi phí điều trị không quá tốn kém nhưng lại ít được sử dụng do gây nhiều tác dụng phụ.

– Vigabatrin (Sabril): Hiệu quả trong điều trị co giật cục bộ, cơn co thắt ở trẻ sơ sinh và co giật nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên do có thể gây độc cho võng mạc mắt, dẫn đến mất thị lực ngoại vi vĩnh viễn nên ít được sử dụng.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống co giật

Mỗi loại thuốc chống co giật sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Nhưng hầu hết các tác dụng không mong muốn này đều xuất hiện trong giai đoạn đầu sử dụng và giảm dần theo thời gian.

– Tác dụng phụ thường gặp nhất gồm chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, tăng cân, phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, nổi mày đay,…)

– Một số thuốc chống co giật có thể gây tổn thương gan, thận hoặc làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, làm máu chậm đông.

– Gây tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nên cần được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng cho phụ nữ có thai.

Bởi vậy, hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và thông báo với bác sĩ điều trị nếu nghi ngờ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống co giật để được hiệu chỉnh liều lượng phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc chống co giật có thể gây dị tật thai nhi

Thuốc chống co giật có thể gây dị tật thai nhi

Cách sử dụng thuốc chống co giật để đạt hiệu quả tối ưu

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải và nâng cao hiệu quả khi sử dụng thuốc chống co giật, người bệnh cần lưu ý:

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng liều và đúng thời gian quy định, cần kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Không bỏ quên bất cứ liều thuốc nào. Trong trường hợp lỡ quên nên uống ngay lúc nhớ ra, nhưng có thể bỏ qua nếu đã gần đến thời điểm uống liều kế tiếp.

– Khi bị nôn ói, tiêu chảy kéo dài cần điều trị triệt để vì những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến lượng thuốc chống co giật, làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu bị nôn sau vài phút uống thuốc có thể bổ sung liều khác.

– Ghi chú lại tần suất cơn để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chống co giật cũng như các tác dụng phụ gặp phải, giúp bác sĩ có cơ sở để điều chỉnh liều phù hợp.

– Nếu đang có thai hoặc cho con bú hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

– Thuốc chống co giật có thể gây buồn ngủ và phản ứng chậm, vì vậy nên thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.

– Trao đổi với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang dùng vì thuốc chống co giật có thể tương tác với nhiều loại khác gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống co giật, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh nhờ đó giúp giảm cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy chúng còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng não bộ, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe vận động sau cơn rất tốt.

Thảo dược tự nhiên có thể giúp chống co giật, động kinh hiệu quả

Thảo dược tự nhiên có thể giúp chống co giật, động kinh hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp giảm cơn co giật hiệu quả

Bị co giật có phải bệnh động kinh không? Cách phân biệt đơn giản, chính xác!

Thuốc chống co giật cũng giống như “con dao hai lưỡi”, bên cạnh những lợi ích thì thuốc cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng gọi điện thoại tới số  024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellmind.com/anticonvulsants-for-treatment-of-mania-4006598

https://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/anticonvulsant-medication

https://www.epilepsy.com/article/2014/3/summary-antiepileptic-drugs

Viết bình luận

  1. linhlinh :

    uống depakine có dùng các thuốc như kháng sinh, giảm đau, chống viêm, thực phẩm chức năng được không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Linh,
      Depakine có thể gây tương tác với khá nhiều loại thuốc nên bạn cần thận trọng khi sử dụng, chẳng hạn như các thuốc salicylat (aspirin) có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Depakine; kháng sinh carbapenem (imipenem) có thể làm giảm hiệu quả của Depakine. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên cho bác sỹ biết mình đang sử dụng loại thuốc nào và liệu nó có tương tác với Depakine hay không.
      Với những sản phẩm hỗ trợ điều trị co giật, động kinh lành tính như thực phẩm bảo vệ sức khỏe lành tính cốm Egaruta thì bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng thuốc Depakine để nâng cao hiệu quả điều trị và không phải lo lắng về bất kì tương tác nào có thể xảy ra. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này qua bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua tổng đài (zalo) 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

  2. kubo :

    đang uống depakin có uống được thêm egaruta ko ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Để kiểm soát cơn co giật hiệu quả và hạn chế nguy cơ phải tăng liều thuốc tây, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp thuốc cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trong thời gian 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay tương tác với các thuốc đang dùng nên bạn có thể yên tâm dùng lâu dài. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!