Bệnh động kinh

Chứng co thắt ở trẻ sơ sinh – Một dạng động kinh đặc biệt, khó nhận biết

Ngày đăng: 26 Tháng Mười, 2016
5/5 - (5 bình chọn)

Chứng co thắt ở trẻ sơ sinh là một hội chứng bí ẩn nhất trong tất cả các dạng bệnh động kinh, có thể gây ảnh hưởng lớn đến não bộ của trẻ, làm chậm phát triển cả về trí tuệ và tâm thần. Được phát hiện cách đây hàng trăm năm, được mô tả sớm nhất trong tất cả các dạng động kinh khác nhưng việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này gặp rất nhiều khó khăn.

Chứng co thắt sơ sinh được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như động kinh co cứng ở trẻ, động kinh thể cúi chào, động kinh thể west, cơn co thắt gật đầu. Do trẻ ở độ tuổi còn quá nhỏ nên cha mẹ rất khó để phát hiện sớm con có mắc chứng co thắt sơ sinh hay không, chưa kể việc kiểm soát các cơn động kinh này còn khó hơn nhiều so với các dạng bệnh động kinh thường gặp.

Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết chứng co thắt ở trẻ sơ sinh

 Các cơ bắp vùng cổ, thân và chân tay của trẻ đột ngột co thắt lại khiến đầu cúi gập xuống phía trước, các cơ vai co thắt khiến hai tay vung lên cao, người trẻ có xu hướng cuộn tròn lại, đầu gối gập vào thân. Đây là nguyên nhân tại sao dạng bệnh này được đặt tên là động kinh thể cúi chào.

 Cơn co thắt này chỉ kéo dài từ 1 – 2 giây, lặp lại liên tục trong khoảng thời gian từ 2 – 3 phút mỗi lần. Mỗi ngày, trẻ có thể có một hoặc nhiều co thắt kéo dài. Rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng, con đang bị đau bụng khi cả người gập lại, tuyệt nhiên không nghi ngờ con mình mắc bệnh động kinh. Chứng co thắt thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc sau những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, rất ít khi xuất hiện trong giấc ngủ.

Trẻ mắc chứng co thắt sơ sinh vẫn có cuộc sống khỏe mạnh nếu được phát hiện sớm và điều trị chính xác

Vì sao chứng co thắt xảy ra ở trẻ sơ sinh?

 Xác định được rõ nguyên nhân gây cơn co thắt có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó là chìa khóa dẫn đến một liệu pháp điều trị hiệu quả và thích hợp nhất với trẻ. Các nhà khoa học cho biết, trẻ mắc chứng co thắt sơ sinh vẫn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh bình thường như bao người khác nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

 Một số nguyên nhân có thể gây nên hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như:

– Nhiễm trùng trong thai kỳ, trong khi sinh và sau khi sinh như nhiễm trùng qua nhau thai, virus herpes simplex, viêm màng não, viêm não…

– Não phát triển bất thường, còn gọi là dị tật bẩm sinh

– Các hội chứng thần kinh, rối loạn chuyển hóa

– Bệnh thiếu máu não cục bộ hoặc bị đẻ ngạt khi sinh

– Các hội chứng khác do đột biến gene

 Mặc dù vậy, vẫn có khoảng 30% số trường hợp mắc bệnh mà không rõ nguyên nhân và có thể liên quan đến yếu tố di truyền, dưới tác động của môi trường sống đã khiến yếu tố bệnh khởi phát ở trẻ ngay từ khi mới chào đời.

Chẩn đoán chứng co thắt ở trẻ sơ sinh

 Việc xác định trẻ có mắc chứng co thắt sơ sinh có thể rất phức tạp, thậm chí là không thể có được một chẩn đoán chính xác do các triệu chứng co thắt cơ là rất khó nhận ra. Ba yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán chứng co thắt sơ sinh là:

Độ tuổi: Co thắt ở trẻ sơ sinh là một rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, thường xuất hiện ngay trong năm đầu đời của trẻ, phổ biến nhất là giữa 4 tháng đến 8 tháng tuổi. Ít khi chứng co thắt sơ sinh bắt đầu trong 3 tháng đầu tiên hoặc sau một tuổi.

Biểu hiện cơn co thắt ở trẻ: Trẻ co giật gập người lại trong khoảng 1 – 2 giây là điển hình. Có một vài biến thể như trẻ chỉ gập đầu nhẹ, chúi đầu về phía trước, vung một tay lên cao, điều này có thể khiến cha mẹ hiểu lầm là sự thể hiện tình cảm âu yếm của con mình.

Điện não đồ: Hình ảnh điện não đồ của trẻ rất đặc trưng và khác biệt, điều này có thể giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết và chẩn đoán bệnh.

 Do vậy, khi con có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm. Ngoài ra ghi chép biểu hiện cơn vào một cuốn sổ nhật ký hoặc ghi hình video, điều này rất có ý nghĩa giúp bác sĩ xác định chính xác bệnh hơn.

Những phương pháp điều trị chứng co thắt sơ sinh

 Chứng cơ thắt sơ sinh khi xuất hiện lần đầu tiên sẽ có xu hướng lặp lại và ghi nhớ vào hệ thần kinh của trẻ, giống như một phản xạ có điều kiện, co giật xuất hiện mỗi khi có rối loạn hoạt động điện của não bộ. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp ngăn chặn quá trình hình thành phản xạ co giật để trẻ có cơ hội lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác.

Điều trị chứng co thắt sơ sinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

 Việc điều trị chứng co thắt sơ sinh cho trẻ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu trong điều trị là kiểm soát hoàn toàn các cơn co thắt mà không giống như phương pháp điều trị cho các dạng động kinh khác. Một số phương pháp mới như tiêm globulin liều cao, chế độ ăn ketogenic, cắt bỏ vỏ não có hiệu quả tốt Tuy nhiên việc điều trị chủ yếu vẫn là dùng thuốc:

– Hormon vỏ thượng thận (ACTH ) đã được dùng gần 50 năm để điều trị chứng co thắt sơ sinh tuy nhiên cho đến nay thì liều lượng cũng như thời gian sử dụng vẫn chưa được các nhà khoa học đi đến thống nhất.

Vigabatrin: Là loại thuốc đáp ứng tốt với trẻ có chứng co thắt sơ sinh được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cho phép sử dụng. Trẻ có thể bị giảm trương lực, buồn ngủ hoặc mất ngủ, giảm dần thị lực vĩnh viễn nhưng các tác dụng phụ nhìn chung là ít.

Pyridoxine: Vitamin B6 với liều 100gr tiêm tĩnh mạch sẽ giúp trẻ mắc chứng co thắt sơ sinh giảm được sóng điện bất thường trên điện não đồ. Loại thuốc này chỉ áp dụng khi chẩn đoán được nguyên nhân gây co thắt là do thiếu hụt pyridoxin. Uống vitamin B6 lâu dài cũng có thể gây tác dụng phụ như chán ăn, khó chịu, buồn nôn ở trẻ.

 Một số loại thuốc mới khác cũng đang được áp dụng tốt cho trẻ mắc chứng co thắt sơ sinh như Zonisamide, Topiramate, Felbamate, Lamotrigine

Bảo vệ tư duy, trí nhớ trẻ khi mắc hội chứng co thắt động kinh ngay từ giai đoạn sớm

Co thắt sơ sinh là một hội chứng có liên quan đến nguy cơ tử vong hoặc sau này có thể tiến triển thành dạng động kinh khó trị khác, đeo bám đến suốt cuộc đời của trẻ. Trong một nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong ở trẻ mắc hội chứng này là 31%, chậm phát triển trí tuệ là 45% và chỉ có 24% trẻ phát triển bình thường. Đa số trẻ phục hồi tốt là nhờ được phát hiện sớm và điều trị chính xác. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến các cử chỉ của con mình ngay từ khi còn rất nhỏ.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt chất sinh học từ tự nhiên như Câu đằng, không những nổi tiếng là có khả năng chống co thắt, co giật ở trẻ rất hiệu quả, mà chúng còn có vai trò như tiền chất dinh dưỡng kết hợp với tác dụng chống oxy hóa, có thể bảo vệ hệ thần kinh non nớt của trẻ, đặc biệt là vùng tư duy trí nhớ, vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tương lai sau này của các em. Do vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, những chế phẩm bổ trợ có chứa Câu đằng sẽ mang đến một giải pháp hữu hiệu giúp con yêu của bạn sớm vượt qua căn bệnh bí ẩn này.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1464162/  

Viết bình luận

  1. Lệ Quyên, :

    Bs cho e hỏi 2 ngày nay tự nhiên bé đang ngủ xong giật mình khóc thét lên . Đến sáng hôm nay thì bé có biểu hiện giật mình 2 tay nắm chặt đưa lên cao và chân co lên mắt trợn lên vài giây xong lại trở lại bt . Tình trạng này đuoc lặp đi lặp lại ngày hôm nay cũng cả chục lần như vậy . Vậy bé bị vậy là sao ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lệ Quyên,
      Không biết bé được bao nhiêu tháng tuổi rồi? Qua mô tả của bạn, biểu hiện giật mình, khóc thét, 2 tay nắm chặt đưa lên cao, chân co, mắt trợn và lặp lại liên tục nhiều lần có khả năng là dấu hiệu của chứng co thắt sơ sinh. Đây là một dạng động kinh toàn thể thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 8 tháng tuổi. Hiện tình trạng này xuất hiện với tần suất khá thường xuyên, do vậy gia đình bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện Nhi thăm khám, làm thêm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bệnh trong bài viết trên.
      Sau khi thăm khám nếu đúng là do chứng co thắt sơ sinh, bên cạnh tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, để cải thiện bệnh tốt hơn, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có chứa An tức hương, Câu đằng để giúp bé an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn động kinh hiệu quả.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  2. HOA, :

    Con e cung bị chứng co thắt bác si Cho e xin loi khuyên voi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn HOA,
      Không biết bé được bao nhiêu tháng tuổi rồi? Bé thường xuyên có những triệu chứng cụ thể như thế nào? Biểu hiện co thắt, co giật ở trẻ nhỏ có thể là hội chứng co thắt sơ sinh hoặc cũng có thể là cơn co giật lành tính, co giật động kinh, rối loạn thần kinh tạm thời… Do vậy, nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường, trước hết bạn nên sớm đưa con tới chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện Nhi thăm khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng co giật ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi đến số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!