Bệnh tăng động

Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý – Mối quan tâm của mọi người!

Ngày đăng: 28 Tháng Mười Hai, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn nghĩ rằng chỉ các bé trai hay nghịch ngợm mới có nguy cơ cao mắc bệnh tăng động giảm chú ý mà không biết, ngay cả các bé gái rất “dịu dàng” hay những người trưởng thành như chúng ta cũng có thể bị bệnh này. Biểu hiện của bệnh tăng động không hoàn toàn giống nhau ở mọi đối tượng nên quan trọng là cần nhận biết đúng, tránh nhầm lẫn để có can thiệp phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích.

Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ nói chung, nhất là bé trai

Thực tế, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao gặp chứng bệnh tăng động giảm chú ý với những dấu hiệu điển hình như sau:

– Thiếu tập trung chú ý: khả năng tập trung rất kém và dễ bị phân tâm nếu như không được nhắc nhở và giám sát thường xuyên. Trẻ thường không để tâm đến những chi tiết nhỏ nên thường mắc lỗi hoặc bỏ quên nhiệm vụ. Trẻ khó thực hiện theo hướng dẫn để hoàn thành trọn vẹn một công việc mà thường rất dễ nản chí, thường bắt đầu một công việc mới trước khi kết thúc công việc hiện tại

– Hiếu động thái quá: Đây là biểu hiện của bệnh tăng động thường gặp ở các bé trai. Trẻ không những hoạt động luôn chân tay không biết mệt mỏi mà còn thấy khó chịu khi phải ngồi yên tĩnh và luôn có xu hướng muốn nghịch ngợm, leo trèo các đồ đạc xung quanh để “giải tỏa” nguồn năng lượng này.

– Tích cách và hành vi bốc đồng: trẻ thường rất nóng vội, hành động trước khi suy nghĩ mà không lường trước được các nguy hiểm, chẳng hạn như băng qua đường mà không quan sát, nghịch các thiết bị điện trong nhà, leo trèo lên cao… Trẻ khó khăn khi phải đợi đến lượt, thường xuyên phá rối, làm phiền người khác

– Rối loạn giấc ngủ: trẻ hay trằn trọc, ngủ không sâu giấc, khó ngủ…

– Rối loạn cảm xúc: trẻ hay nóng giận, dễ gây gổ với bạn cùng lớp khi tranh luận vì khó kiểm soát cảm xúc.

Hiếu động quá mức – Biểu hiện của bệnh tăng động ở trẻ

Bạn đang lo lắng không biết con bạn chỉ là hiếu động đơn thuần hay đây là dấu hiệu sớm của bệnh tăng động giảm chú ý? Bạn hãy nhấc máy lên và gọi đến tổng đài 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ giải đáp mọi băn khoăn này.

Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em gái

Bệnh tăng động giảm chú ý ở các bé gái thường khó nhận biết và dễ bị bỏ qua hơn so với các bé trai, bởi không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện đầy đủ các biểu hiện như trên, thường thiên về dạng giảm tập trung:

– Nói rất nhiều ngay cả khi đã được nhắc nhở và yêu cầu dừng lại.

– Thường xuyên làm gián đoạn cuộc nói chuyện hoặc công việc của người khác.

– Tính cách thất thường, luôn cảm thấy dễ bị tổn thương lòng tự trọng, dễ khóc chỉ vì những tác động rất nhỏ.

– Khó tập trung trong mọi việc.

– Hay mơ mộng và suy nghĩ linh tinh nhất là khi ở một mình. Trong giờ học, trẻ thường xuyên nhìn ra bên ngoài và mất tập trung.

– Rất khó khi phải tự mình hoàn thành một bài tập dài, một báo cáo.

– Không thể tự sắp xếp và quản lý thời gian cá nhân, thường xuyên đi muộn.

– Không ngăn nắp, luôn để đồ dùng cá nhân lộn xộn, làm thất lạc đồ đạc.

Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành

Thực tế, vẫn có một số quan niệm cho rằng tăng động giảm chú ý là bệnh của trẻ em. Nhưng theo thống kế có đến hơn 2 – 5% người lớn đang gặp khó khăn do bệnh này. Tăng động ở người lớn thường có những đặc điểm sau:

– Thường xuyên thấy bồn chồn, lo âu về những điều mơ hồ và muốn được vận động, di chuyển. Họ khó có thể ngồi yên mà thường có những hành động vô thức như rung chân, nghịch bút…

– Rất dễ bị phân tâm khi làm việc bởi những tác động rất nhỏ có khi chỉ là tiếng gõ bàn phím của đồng nghiệp bên cạnh. Biểu hiện này ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc.

– Hay quên, không để tâm vào các chi tiết nhỏ và bỏ sót công việc, các nhiệm vụ, cuộc hẹn…

– Khả năng chịu áp lực kém: đây là một biểu hiện của bệnh tăng động rất phổ biến ở người lớn khi họ rất dễ chán nản và không có khả năng đối phó với những căng thẳng trong công việc. Họ khó thích nghi với những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày.

Khó kiểm soát căng thẳng – Biểu hiện của bệnh tăng động ở người lớn

– Kỹ năng tự sắp xếp công việc và thời gian rất kém, hay trì hoãn và thường bị trễ thời hạn các nhiệm vụ. Họ thường quên hoàn thành các công việc đang làm nhưng lại bắt đầu một việc mới.

– Thường không thoải mái và hào hứng khi phải làm việc một cách yên tĩnh, luôn có xu hướng gây ồn, gây chú ý của người xung quanh.

– Khó kiểm soát lời nói và có những lời nói hoặc hành động bộc phát trong khi giao tiếp.

– Tâm lý thất thường, có khi rất hào hứng nhưng có lúc lại dễ thất vọng cảm thấy không có động lực, hay phản ứng thái quá, nóng nảy quá mức trong khi tranh luận.

Cách chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý

Hiên tại, chưa có một xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác bệnh tăng động giảm chú ý mà cần kết hợp nhiều phương pháp và có thời gian đánh giá. Việc chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý ở người lớn thường khó khăn hơn ở trẻ nhỏ bởi đa số họ đều có thể gặp một số biểu hiện tương tự ở những giai đoạn nhất định. Một người trưởng thành chỉ được kết luận là bị rối loạn tăng động giảm chú ý khi các biểu hiện này lặp lại liên tục ở nhiều lĩnh vực, trong thời gian kéo dài và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dựa trên các phương pháp sau:

– Thăm khám sức khỏe tổng quát: đây là việc đầu tiên cần thực hiện ở mọi đối tượng dù là trẻ nhỏ hay người lớn để giúp loại trừ các bệnh lý khác như: các bất thường bẩm sinh não bộ, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách…

– Thực hiện lại bài kiểm tra biểu hiện trẻ tăng động theo hướng dẫn của Hiệp hội tâm thần học Mỹ, các bài test đánh giá khả năng giao tiếp, xử lý tình huống…

– Thu thập và phân tích thông tin về các biểu hiện của bệnh tăng động thường gặp, thời gian xuất hiện các dấu hiệu này, tiền sử gia đình có ai bị bệnh tăng động hay không?…

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ cũng như biết cách chẩn đoán chính xác, các bậc phụ huynh có thể tham khảo trực tiếp qua video sau:

Tổng quan về tăng động giảm chú ý và cách chẩn đoán chính xác

Biểu hiện của bệnh tăng động khi nhận biết chính xác và áp dụng đúng phương pháp điều trị cho từng đối tượng, bệnh sẽ được cải thiện tốt mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Bên cạnh các thuốc tây trong điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp một số sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược như Câu đằng, An tức hương để giúp trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, cải thiện tốt hơn khả năng tập trung chú ý trong bệnh tăng động.

Bạn có thể quan tâm:

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng cách nào?

Dinh dưỡng vàng cho trẻ tăng động giảm chú ý

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/living-with/

https://www.healthline.com/health/adhd/adhd-in-girls

https://www.psycom.net/diagnosing-adhd-girls-women

https://www.additudemag.com/adhd-in-girls-women/

Viết bình luận