Sau khi cấp cứu nhồi máu cơ tim thành công, những hệ lụy mà biến cố gây ra cũng để lại gánh nặng về tâm lý và sức khỏe cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những biến chứng nhồi máu cơ tim và giải pháp phòng tránh để giảm thiểu rủi ro, giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường ngay tại đây.
Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng làm giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến tuổi thọ như:
– Rối loạn nhịp tim: Tim đập rất nhanh hoặc rất chậm đều ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Nguy hiểm nhất là rung thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, block nhĩ thất… có thể gây tụt huyết áp, suy tim.
Rối loạn nhịp tim là biến chứng nhồi máu cơ tim phổ biến nhất
– Biến chứng suy bơm: Vùng cơ tim bị hoại tử do nhồi máu có thể gây ra suy thất trái, suy tâm thu và suy tâm trương. Mức độ nặng nhất là “sốc do tim”, là tình trạng giảm tưới máu dẫn đến trụy mạch, rối loạn ý thức, thiểu niệu, vô niệu, thở ngắt quãng; da lạnh, ẩm, nhợt nhạt…
– Biến chứng cơ học: thường xảy ra trong 7 ngày đầu tiên kể từ khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Các biến chứng cơ học có thể gặp phải là vỡ thất trái, thủng vách liên thất, đứt cơ nhú, rối loạn chức năng cơ nhú gây sa van 2 lá, hở van 2 lá cấp…
– Biến chứng cục máu đông: Cục máu đông xuất hiện trong tim chính là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim tái phát, khiến vùng hoại tử cơ tim lan rộng hoặc tạo ra vùng tổn thương cơ tim mới. Cục máu đông có thể gây thuyên tắc tại nhiều vị trí mạch máu khác gây ra đột quỵ não, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại biên…
– Đột tử: thường do một số nguyên nhân chính như vỡ tim, sốc do tim, rối loạn nhịp tim, thuyên tắc phổi, tắc thân chung động mạch vành trái…
– Viêm màng ngoài tim cấp: thường xảy ra trong khoảng 2 – 3 ngày sau nhồi máu cơ tim với các triệu chứng điển hình như đau dữ dội phía sau xương ức, lan ra sau lưng, mức độ đau tăng lên khi hít vào và thuyên giảm khi ngồi dậy hoặc nghiêng người về phía trước.
– Hội chứng Dressler: Biến chứng nhồi máu cơ tim này thường xảy ra muộn, khoảng ở tuần thứ 3 cho đến tuần thứ 10 sau nhồi máu do hiện tượng tự miễn. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng hội chứng Dressler có thể gây đau ngực, khó chịu cho người bệnh trong giai đoạn hồi phục.
– Suy tim: là biến chứng nhồi máu cơ tim muộn nhưng có thể phát triển âm thầm từ những ngày đầu sau nhồi máu cơ tim, thường gặp ở 25 – 50% người bệnh. Suy tim là hệ quả của cơ tim bị tổn thương nên giảm khả năng co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể.
– Hội chứng tay vai: là biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện từ 2 – 8 tuần. Các biểu hiện của hội chứng tay vai là đau cứng vai, sưng đau bàn tay… cần được điều trị bằng vật lý trị liệu. Vận động sớm sau nhồi máu cơ tim sẽ giảm thiểu được sự phát triển của hội chứng này.
– Phình mạch thất: là biến chứng nhồi máu cơ tim có thể gặp ở 10 – 15% người bệnh. Phình mạch thất cũng là nơi phát sinh các rối loạn nhịp tim và hình thành nên huyết khối. Biến chứng này có thể được xử lý bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi phình.
– Vấn đề tâm lý: Trầm cảm là vấn đề tâm lý khá phổ biến ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Biến chứng nhồi máu cơ tim này có thể thúc đẩy nguy cơ tự tử và ảnh hưởng xấu đến kết quả hồi phục sức khỏe của người bệnh.
Biến chứng trầm cảm có thể gặp ở 1/3 trường hợp nhồi máu cơ tim.
Một số giải pháp dưới đây sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau biến cố:
– Cấp cứu kịp thời: Việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ quyết định tiên lượng của người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo như đau thắt ngực lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay, sau lưng; vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn mửa, buồn đi cầu… cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Tại bệnh viện, người bệnh có thể phải tiến hành một số can thiệp phẫu thuật như nong mạch vành/đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành… xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim.
– Sử dụng thuốc đầy đủ: Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc cần thiết như thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu, thuốc giãn mạch… Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch: Ngoài thuốc điều trị, người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có tác dụng chống cục máu đông, tăng cường lưu thông máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Natto… để ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim hiệu quả.
– Ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, cá tươi, thịt trắng được nấu dưới dạng lỏng mềm như cháo, súp trong những ngày đầu sau khi xuất viện; hạn chế muối, các thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng, mỡ động vật…
– Tránh xa chất kích thích: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê…
– Luyện tập thường xuyên: Người bệnh nên lựa chọn bài tập và mức độ luyện tập vừa sức, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp.
– Liệu pháp tâm lý: Người bệnh cần giữ tâm lý lạc quan, hạn chế lo lắng, căng thẳng bằng cách chia sẻ cùng người thân, tham gia các hoạt động giải trí hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý.
Biến chứng nhồi máu cơ tim mặc dù rất nguy hiểm nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh nếu biết cách tự chăm sóc bản thân sau khi biến cố xảy ra. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy điều chỉnh lối sống khoa học ngay từ hôm nay để phòng ngừa biến chứng xảy ra trước khi quá muộn.
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Xem thêm:
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Chế độ ăn chuẩn để mau hồi phục
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Nguồn tham khảo:
https://emedicine.medscape.com/article/164924-overview
Tin liên quan
Viết bình luận