Bệnh mạch vành

Tăng huyết áp vô căn và 7 biến chứng nguy hiểm cần ngăn chặn sớm

Ngày đăng: 28 Tháng Tám, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn có biết, trên 95% các trường hợp bị tăng huyết áp được xếp vào nhóm tăng huyết áp vô căn. Vậy tăng huyết áp vô căn là gì? Căn bệnh này có thực sự nguy hiểm không và làm thế nào để trị bệnh hiệu quả? Tất cả thông tin bạn cần sẽ có ngay tại bài viết dưới đây.

Tăng huyết áp vô căn là gì?

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) là tình trạng huyết áp tăng cao ≥140/90mmHg, nhưng không thể xác định được nguyên nhân; được dùng để phân biệt với tăng huyết áp thứ phát (chiếm khoảng 5%) là trường hợp huyết áp tăng cao nhưng xác định được nguyên nhân cụ thể như bệnh thận, u tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp, dị tật mạch máu bẩm sinh, tác dụng phụ của một số loại thuốc, lạm dụng chất kích thích…

Tăng huyết áp vô căn là tăng huyết áp không thể xác định được nguyên nhân

Tăng huyết áp vô căn là tăng huyết áp không thể xác định được nguyên nhân

Đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp vô căn

Nếu có càng nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây thì khả năng bị tăng huyết áp vô căn của bạn càng cao:

Tuổi tác: Nguy cơ cao huyết áp tăng lên khi bạn già đi, nhất là độ tuổi ngoài 65. Sự lão hóa khiến cho các mạch máu trở nên xơ cứng, kém đàn hồi chính là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.

Tiền sử gia đình: Tỷ lệ bị tăng huyết áp vô căn của bạn sẽ tăng lên nếu người thân trong gia đình cũng mắc phải căn bệnh này.

Thừa cân hoặc béo phì: Những người có thể trạng béo phì cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể, điều này cũng làm tăng áp lực lên thành động mạch.

Lười vận động: Những người ít vận động thường có nhịp tim cao hơn, điều này sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn, gây ra áp lực càng lớn lên thành động mạch. Ngoài ra, ít vận động cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Hút thuốc lá: Khói thuốc lá không chỉ khiến huyết áp tăng cao tạm thời mà còn gây tổn thương lớp niêm mạc của thành động mạch, khiến động mạch bị thu hẹp.

Ăn mặn: Quá nhiều muối natri trong chế độ ăn uống sẽ khiến cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp.

Uống quá nhiều rượu: Theo thời gian, uống nhiều rượu bia có thể gây hại cho tim và mạch máu, gây ra huyết áp cao.

Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Ngoài ra, các thói quen liên quan đến căng thẳng như ăn nhiều, hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu cũng có thể khiến huyết áp tăng cao hơn nữa.

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp vô căn

Đa số người bệnh bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có thể gặp phải các triệu chứng như:

– Đau đầu.

– Đau tức ngực.

– Khó thở.

– Chảy máu cam.

– Tiểu ra máu.

– Tim đập loạn nhịp.

– Bốc hỏa.

– Mạch máu nổi rõ trong mắt.

– Nhìn mờ.

– Cảm nhận rõ mạch đập ở cổ, ngực hoặc tai.

Tuy nhiên những dấu hiệu này thường không đặc hiệu và chỉ xảy ra khi huyết áp tăng cao đến mức nghiêm trọng (≥180/120mmHg).

Tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm không?

Áp lực quá lớn tác động lên thành động mạch do tăng huyết áp vô căn có thể làm hỏng mạch máu cũng như các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp càng cao và không được kiểm soát trong thời gian dài thì thiệt hại càng lớn. Các biến chứng thường gặp là:

Xơ vữa động mạch: Huyết áp cao là yếu tố góp phần gây ra xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên.

Phình mạch: Tăng huyết áp vô căn có thể làm xuất hiện phình mạch tại những đoạn mạch mỏng, yếu. Nếu túi phình bị vỡ sẽ rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Suy tim: Tim phải làm việc nhiều hơn để thắng được áp suất cao trong lòng mạch. Điều này sẽ khiến cho thành cơ của các buồng tim dày lên và tim sẽ gặp khó khăn khi bơm máu, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim.

Suy thận: Các mạch máu trong thận bị suy yếu và thu hẹp, làm giảm chức năng thận.

Biến chứng trên mắt: Dưới tác động của huyết áp cao, các mạch máu trong mắt có thể bị rách hoặc dày lên, gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng này là một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, bao gồm tăng kích thước vòng eo, triglycerid máu cao, giảm cholesterol “tốt” HDL-C và nồng độ insulin trong máu cao. Những điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

Giảm khả năng ghi nhớ: Huyết áp cao không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của bạn. Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do hệ quả của tăng huyết áp vô căn có thể làm hạn chế lưu lượng máu đến não, gây sa sút trí tuệ.

Tăng huyết áp vô căn có thể gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp vô căn có thể gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim

Biện pháp điều trị tăng huyết áp vô căn

Dù không thể xác định chính xác nguyên nhân gây tăng huyết áp nhưng với những biện pháp sẵn có dưới đây, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát huyết áp được hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng xảy ra:

Sử dụng thuốc hạ áp kết hợp cùng thảo dược

Mỗi nhóm thuốc hạ áp sẽ hoạt động theo một cơ chế khác nhau để giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Thuốc lợi tiểu cũng được kết hợp cùng thuốc giãn mạch trong những trường hợp cần thiết để hạ áp nhanh chóng. Một số loại biệt dược được dùng phổ biến là:

– Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, enalapril, lisinopril, perindopril…

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Losartan, telmisartan, valsartan…

– Thuốc chẹn kênh canxi: Nifedipin, nicardipin, diltiazem…

– Thuốc chẹn kênh beta: Atenolol, bisoprolol, labetalol…

– Thuốc chủ vận chọn lọc alpha 2 adrenergic: reserpine, clonidine…

Thực tế có những người bệnh đã tuân thủ dùng thuốc đầy đủ nhưng huyết áp vẫn ở mức cao. Khi đó, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên sử dụng kết hợp cùng những sản phẩm thảo dược có khả năng thư giãn mạch máu để hạ áp hiệu quả như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Mạch môn, Sơn tra… Giải pháp này vừa giúp hạ áp một cách tự nhiên, bền vững; vừa hạn chế được nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ của thuốc tây khi dùng tăng liều hay phối hợp nhiều thuốc.

Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch chứa Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá

Ổn định huyết áp bằng lối sống khoa học

Duy trì thói quen sống khoa học là biện pháp điều trị tăng huyết áp vô căn rất an toàn và hiệu quả mà người bệnh cần áp dụng sớm. Cụ thể như sau:

Ăn uống khoa học: Ăn nhạt (tổng lượng muối chỉ nên dưới 3 gam/ngày), hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo. Ưu tiên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám…

Không dùng chất kích thích: Bỏ hút thuốc lá, cắt giảm lượng rượu bia và các đồ uống chứa caffein như cà phê, nước trà đặc…

Tăng cường vận động: Bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông tuần hoàn, hạ huyết áp và hạn chế những ảnh hưởng của huyết áp cao trên tim mạch.

Giảm cân: bằng cách tập thể dục và ăn uống kiêng khem để giảm bớt gánh nặng cho tim và hạ áp hiệu quả hơn.

Giảm căng thẳng: bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, ngủ đủ giấc, trò chuyện cùng người thân…

Nếu tuân thủ áp dụng theo những lời khuyên hữu ích trên, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những biến chứng do tăng huyết áp vô căn gây ra. Hãy thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp để theo dõi khả năng đáp ứng điều trị và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Xem thêm:

Tăng huyết áp nên ăn gì? – Đừng bỏ qua 11 thực phẩm này

11 Cách trị cao huyết áp hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện tại nhà

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

https://bestpractice.bmj.com/topics/en-gb/26

Viết bình luận