Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh glocom góc đóng – Nguy cơ gây mù lòa chỉ trong vài giờ

Ngày đăng: 26 Tháng Mười Một, 2018
5/5 - (11 bình chọn)

Bệnh glocom góc đóng được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ làm mất thị lực nhanh chóng và không thể phục hồi. Hiện nay, tuy công nghệ đã phát triển và tỷ lệ mắc chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số những ca glocom, thế nhưng bệnh glocom góc đóng vẫn là mối đe dọa và thách thức lớn với ngành nhãn khoa.

Bệnh glocom góc đóng là gì?

Bệnh glocom góc đóng là tình trạng vùng lưới bè (kênh thoát thủy dịch) bị chặn hoặc che lấp khiến thủy dịch tích tụ gây tăng áp suất trong mắt nhanh chóng. Áp suất tăng cao gây tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn của người bệnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh glocom góc đóng

Các triệu chứng của bệnh glocom góc đóng rất rầm rộ, dễ phát hiện và chuyển nặng nhanh chóng, bao gồm:

– Nhìn mờ, mất thị lực đột ngột

– Đau mắt, sờ vào mắt thấy cứng

– Mắt đỏ ngàu, chảy nước mắt

– Đau đầu dữ dội

– Buồn nôn, nôn mửa

– Thấy các vòng tròn sáng xanh đỏ quanh nguồn sáng (bóng đèn, ngọn lửa, mặt trời,…

– Thay đổi kích thước đồng tử mắt

Đau đỏ mắt, mất thị lực đột ngột là dấu hiệu cảnh báo bệnh glocom góc đóng

Đau đỏ mắt, mất thị lực đột ngột là dấu hiệu cảnh báo bệnh glocom góc đóng

Hậu quả của bệnh glocom góc đóng

Những tổn hại về chức năng thị giác do bệnh glocom góc đóng là không hồi phục, với những bệnh mắt khác tiến triển chậm hơn thường sau vài năm, thậm chí hàng chục năm; tuy nhiên đối với bệnh glocom góc đóng thời gian chỉ  là vài giờ đồng hồ có thể dẫn đến mù lòa. Mặt khác, có một số trường hợp, ngoài mù lòa, người bệnh còn bị đau nhức dữ dội dẫn đến phải phẫu thuật bỏ mắt.

Điều trị kịp thời đóng vai trò quyết định sự bảo tồn thị lực khi mắc bệnh glocom góc đóng. Do vậy, khi nhận thấy dù chỉ một trong những biểu hiện bệnh, bạn hãy liên hệ ngay đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải pháp trị glocom, tránh mù lòa.

Nguyên nhân và các dạng bệnh glocom góc đóng

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, glocom góc đóng được chia thành 2 dạng là nguyên phát và thứ phát.

Bệnh glocom góc đóng nguyên phát

Do bất thường về cấu trúc mắt, mống mắt bị ép khít vào các mắt lưới của vùng bè khiến thủy dịch không thể thoát ra được. Những bất thường này bao gồm:

– Góc giữa giác mạc và mống mắt bị hẹp

– Nhãn cầu ngắn

– Thủy tinh thể dày

– Mống mắt quá mỏng

Dạng bệnh này thường được phát hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Bệnh glocom góc đóng thứ phát

Cũng có hiện tượng mống mắt che lấp vùng lưới bè nhưng bệnh glocom góc đóng thứ phát không xảy ra do cấu trúc mắt bất thường mà do các bệnh lý về mắt hoặc biến chứng của các bệnh lý toàn thân khác như:

– Chấn thương mắt.

– Phẫu thuật mắt.

– Viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào…

– Đục thủy tinh thể.

– Tiểu đường, huyết áp cao.

– Khối u trong mắt.

Ai dễ mắc bệnh glocom góc đóng?

Tuổi tác càng cao càng dễ mắc glocom góc đóng. Ngoài ra, nếu thuộc một trong những đối tượng dưới đây, nguy cơ mắc căn bệnh này của bạn cũng sẽ lớn hơn những người khác.

– Bị viễn thị.

– Bố mẹ hoặc anh, chị, em mắc bệnh.

– Là phụ nữ.

– Người châu Phi, châu Á.

Người bị viễn thị có nguy cơ cao mắc bệnh glocom góc đóng

Người bị viễn thị có nguy cơ cao mắc bệnh glocom góc đóng

Cách điều trị bệnh glocom góc đóng

Thuốc tây và phẫu thuật là hai phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.

Thuốc tây

Một số loại thuốc thường được chỉ định cho người bệnh glocom góc đóng là:

– Thuốc giảm bài tiết thủy dịch: thuốc lợi tiểu Acetazolamid; thuốc chẹn beta giao cảm Betoptic, Timolol, Timoptic…

– Thuốc co đồng tử, mống mắt giúp mở rộng góc giữa giác mạc và mống mắt để thủy dịch đào thải ra ngoài dễ dàng: Pilocarpin

– Thuốc giảm triệu chứng khó chịu: thuốc chống viêm Steroid, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn.

Mỗi người ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ hợp với các loại thuốc khác nhau. Do vậy, để đạt kết quả tốt, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng, thay vào đó cần đi khám thường xuyên và tuân theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Phẫu thuật

Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống chỉ là giải pháp giúp hạ nhãn áp tạm thời, để ngăn chặn bệnh glocom góc đóng bền vững, người bệnh cần thực hiện 2 phẫu thuật dưới đây:

– Phẫu thuật ngoại vi: Chiếu tia laser tần số phù hợp vào mống mắt và tạo lỗ thoát thủy dịch nhỏ trên mống mắt

– Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên: Một tam giác nhỏ được tạo ra trên mống mắt để giúp thủy dịch thoát ra, kéo mống mắt tách xa vùng bè.

Ngăn ngừa bệnh glocom góc đóng bằng cách nào?

Bạn cần đi kiểm tra mắt tối thiểu 1 năm/ lần, đặc biệt khi bạn có nguy cơ cao mắc bệnh glocom góc đóng. Qua thăm khám, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng nhãn áp và dòng chảy của thủy dịch. Nếu nhận thấy bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chiếu tia laser để ngăn chặn từ sớm căn bệnh này.

Mặt khác, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Washington – Hoa Kỳ, bổ sung đủ lượng Alpha lipoic acid – hoạt chất chống oxy hóa mạnh sẽ giúp giảm thiểu tổn thương dây thần kinh thị giác khi áp suất trong mắt tăng cao, từ đó giúp tránh mù lòa hiệu quả. Chính vì thế, người bệnh glocom góc đóng được khuyến cáo nên tăng lượng rau quả màu xanh đậm hoặc sử dụng sản phẩm bổ trợ có chứa hoạt chất này ngay từ khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên.

Xem thêm:

Alpha lipoic acid – dưỡng chất ưu việt giúp ngăn mù lòa do bệnh glocom góc đóng

Viên uống bổ mắt chứa Alpha lipoic acid, hỗ trợ điều trị glocom hiệu quả

Ds. Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/closed-angle-glaucoma#prevention

https://www.webmd.com/eye-health/acute-angle-closure-glaucoma#1

Viết bình luận