Bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở người cao tuổi – những thông tin bạn cần biết

Ngày đăng: 11 Tháng Ba, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Người cao tuổi mắc bệnh động kinh không phải là hiếm. Theo thống kê, đây là căn bệnh về thần kinh phổ biến ở người cao tuổi chỉ sau bệnh Alzheimer và đột quỵ. Tỷ lệ mắc động kinh ở người cao tuổi ngày càng tăng do tuổi thọ của con người được kéo dài nhờ tiến bộ trong y học hiện đại.

Bệnh động kinh ở người cao tuổi cần được điều trị càng sớm càng tốt bởi cơn động kinh rất dễ làm người cao tuổi bị chấn thương, tai nạn. Các chấn thương thông thường cũng khiến người bệnh mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Nếu người bệnh là người già neo đơn, hoặc sống một mình mà không ở cùng với con cháu thì càng nguy hiểm hơn bởi họ không có khả năng tự chăm sóc cho bản thân, đặc biệt là khi cơn động kinh xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người cao tuổi

Bệnh động kinh dễ xuất hiện ở những người trên tuổi 65

Hai phần ba số trường hợp người cao tuổi mắc bệnh động kinh có nguyên nhân là do di chứng sau tai biến mạch máu não (đột quỵ não).

 Những nguyên nhân khác gây ra động kinh này có thể là:

– Tổn thương ở đầu, xuất huyết não

– U não

– Sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh mất trí nhớ Alzheimer

– Uống nhiều rượu hoặc sử dụng chất kích thích, ma túy

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Số còn lại thường không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Triệu chứng bệnh động kinh ở người cao tuổi

Triệu chứng bệnh động kinh ở người cao tuổi phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng cũng như dạng động kinh mà người bệnh gặp phải. Các triệu chứng này có thể thay đổi bất thường từ thay đổi trong ý thức như: nhìn thấy những hình ảnh lạ, nghe thấy những âm thanh lạ, ngửi thấy những mùi vị lạ… co giật cơ bắp, đến những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như  mất ý thức hoàn toàn, co cứng co giật toàn thân.

Một phần ba người cao tuổi bị động kinh sẽ gặp phải trạng thái động kinh. Đây là tình trạng xảy ra khi các cơn động kinh xảy ra liên tiếp, không cho người bệnh thời gian phục hồi giữa các cơn. Sau cơn động kinh, người bệnh có thể bị hoảng loạn với các triệu chứng như nói lắp, lú lẫn trong vài ngày, rối loạn các chức năng khác trong cơ thể. Đây là tình trạng rất dễ đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chẩn đoán bệnh động kinh ở người cao tuổi

Khi đưa người bệnh đi khám tại chuyên khoa thần kinh, bạn nên mô tả kỹ cho bác sỹ về các triệu chứng của bệnh như thời điểm xảy ra cơn động kinh, mức độ của cơn co giật, các triệu chứng khác kèm theo, những bất thường trước khi xảy ra cơn động kinh… Dựa vào những thông tin này, kết hợp với một số xét nghiệm như điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ MRI… các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác liệu người bệnh có mắc động kinh hay không.

Điều trị bệnh động kinh ở người cao tuổi

Mục tiêu trong điều trị bệnh động kinh ở người cao tuổi là  kiểm soát các cơn động kinh để tránh các tai nạn và thương tích có thể xảy ra, đồng thời giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Sử dụng các loại thuốc chống động kinh phù hợp là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu này.

Bác sỹ điều trị sẽ lựa chọn thuốc với liều lượng vừa đủ sau nhiều lần thử thuốc với liều ban đầu thấp sau tăng dần.

Động kinh ở người cao tuổi điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng động kinh

Các biện pháp bổ sung giúp điều trị động kinh ở người cao tuổi hiệu quả hơn

Bệnh động kinh với người cao tuổi và gia đình của họ là một mối nguy hiểm thường trực. Do đó, ngoài việc thực hiện đúng theo chỉ định điều trị của bác sỹ thì người bệnh cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, không nên quá bó buộc ở trong nhà sẽ khiến tâm trạng căng thẳng hơn.

Người cao tuổi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh động kinh sẽ dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ với thành phần là các thảo dược giúp an thần, ổn định hệ thần kinh như Câu đằng, An tức hương… Giải pháp này vừa giúp kiểm soát các cơn co giật, động kinh hiệu quả hơn, vừa giúp giảm nguy cơ về tác dụng phụ do phải tăng liều thuốc.

Động viên tâm lý cũng rất cần thiết để người bệnh có tư tưởng lạc quan hơn. Do tác dụng phụ của thuốc cùng với lo lắng bệnh tật khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc trầm cảm.

Động kinh ở người cao tuổi cần gọi cấp cứu khi nào?

Nếu các cơn động kinh kéo dài, hoặc người bệnh đã gặp chấn thương nặng, bạn cần gọi xe cứu thương hoặc đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu.

Việc dự phòng bệnh cũng cần được ưu tiên. Người bệnh cần lưu ý tình trạng hạ đường huyết, không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia, ma túy, thuốc lá, thuốc lào, giải tỏa căng thẳng và sống lạc quan để ngăn ngừa cơn động kinh.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.rayur.com/epilepsy-in-the-elderly.html

 

Viết bình luận