Bệnh động kinh

Ngăn chặn và điều trị cơn co giật, động kinh sau đột quỵ

Ngày đăng: 24 Tháng Mười, 2016
5/5 - (1 bình chọn)

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn co giật, động kinh ở người cao tuổi. Theo thống kê thì khoảng 10-22% người bệnh sống sót sau đột quỵ sẽ có cơn co giật, trong đó xảy ra phổ biến nhất là sau đột quỵ một vài tuần và rất nhiều trong số đó sẽ phát triển di chứng động kinh. Theo các chuyên gia, việc ngăn chặn co giật từ sớm và điều trị ngay khi nó xuất hiện sẽ giúp người bệnh hạn chế những tổn thương não bộ và giảm nguy cơ di chứng động kinh về sau.

Nguyên nhân của những cơn co giật, động kinh sau đột quỵ

 Có hai loại đột quỵ khác nhau đó là do xuất huyết và thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do xuất huyết có nguyên nhân là do mạch máu não bị vỡ, trong khi đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não. Nhưng do dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì khi đột quỵ xảy ra đều khiến cho một nhóm các tế bào thần kinh bên trong não bộ bị thiếu hụt nghiêm trọng dưỡng khí khiến chúng bị hoại tử.

 Quá trình phân hủy các tế bào thần kinh này diễn ra sẽ hình thành nên những ổ viêm sản sinh ra rất nhiều “rác thải” và một trong số đó là các gốc tự do. Nếu những “rác thải” này không được dọn dẹp chúng sẽ ứ lại gây độc cho các tế bào lân cận càng khiến cho quá trình viêm diễn ra mạnh mẽ hơn, lan rộng vùng tổn thương. Ngay cả khi các ổ viêm bắt đầu liền lại thì cũng để lại những mô sẹo không phục hồi bên trong não bộ.

 Mô sẹo, ổ viêm, sản phẩm thải của quá trình phân hủy các tế bào thần kinh bị chết là những yếu tố có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ, ảnh hưởng đến các kênh ion và các chất dẫn truyền thần kinh (đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh ức chế – GABA) gây nên những rối loạn của hoạt động điện não. Hệ quả của quá trình này là sự xuất hiện của các cơn co giật và có thể là di chứng động kinh trong tương lai.

Co giật, động kinh thường xuất hiện sau đột quỵ

Sau đột quỵ, cơn co giật thường xuất hiện khi nào?

 Cơn co giật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất là trong khoảng 30 ngày đầu tiên tính từ khi cơn đột quỵ xảy ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học thường chia làm hai nhóm chính đó là:

– Co giật xuất hiện sớm (khởi phát trong vòng 2 tuần tính từ khi cơn đột quỵ xảy ra), thường gặp nhất là trong 24 giờ đầu tiên.

– Co giật xuất hiện muộn (khởi phát sau 2 tuần tính từ khi cơn đột quỵ xảy ra), thường gặp nhất là trong vòng 6-12 tháng.

 1/3 số trường hợp co giật xuất hiện sớm và ½ số trường hợp xuất hiện muộn sẽ có những cơn co giật tái diễn nhiều lần và trở thành di chứng động kinh.

Làm sao để nhận biết cơn co giật, động kinh sau đột quỵ?

 Có tới 40 loại co giật, động kinh khác nhau và mỗi loại lại có những đặc điểm nhận biết riêng biệt. Do vậy, triệu chứng của cơn co giật, động kinh sau đột quỵ có thể tùy thuộc vào loại cơn mà người bệnh gặp phải. Tuy nhiên dạng phổ biến nhất đó là cơn co giật, động kinh toàn thể với các triệu chứng: Mất ý thức tạm thời và co cứng, co giật cơ bắp toàn thân. Những trường hợp còn ý thức thì có thể các dấu hiệu khác như:

– Lũ lấn trong một khoảng thời gian

– Thay đổi cảm xúc thất thường

– Cảm nhận thấy những hình ảnh, âm thanh, mùi vị lạ

– Co giật cơ ở tay, chân hoặc một phần cơ thể

– Đại tiểu tiện không kiểm soát

Co giật, động kinh sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1997, do các nhà khoa học tại khoa tại bệnh viện Bispebjerg, Copenhagen, Đan Mạch đã chứng minh rằng những người có cơn co giật xuất hiện sớm trong vòng 48 giờ có nguy cơ tử vong (37.9%) cao hơn đáng kể so với những người không có cơn co giật (14.4%). Không có bằng chứng cho thấy cơn co giật xuất hiện muộn làm tăng nguy cơ tử vong sau đột quỵ, tuy nhiên nếu các cơn co giật xuất hiện nhiều lần thì nguy cơ phát triển bệnh động kinh sẽ rất cao từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh trong tương lai.

Co giật, động kinh sau đột quỵ cần được ngăn chặn và điều trị sớm

Cách để phòng ngừa di chứng động kinh sau đột quỵ?

Khoảng 70-80% các cơn co giật sau đột quỵ thường được kiểm soát bằng các thuốc kháng động kinh thông dụng như Benzodiazepin, Phenytoin, Lamotrigine, Levetiracetam, Topiramate… theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên sau đột quỵ, không nên để cơn co giật xuất hiện mới lo tìm phương pháp điều trị, thay vào đó là hãy biết cách chăm sóc sức khỏe để ngăn chặn di chứng ngay từ giai đoạn sớm. Việc này không chỉ làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn co giật, giảm nguy cơ phát triển di chứng động kinh mà còn giảm đi những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe sau cơn đột quỵ, đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia y tế khi nói về vấn đề này. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện mới đây, Rhynchophyllin chiết suất từ cây Câu đằng là một hoạt chất có khả năng ức chế phản ứng viêm, chống oxy hóa, dọn dẹp gốc tự do, rất thích hợp để bảo vệ các tế bào thần kinh, phòng di chứng co giật, động kinh sau cơn đột quỵ não. Không chỉ vậy, hoạt chất này còn giúp ổn định hoạt động của các kênh ion, thúc đẩy làm tăng nồng độ của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, do vậy cũng trực tiếp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật ở người bệnh đã xuất hiện cơn co giật.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

http://www.healthline.com/health/stroke/seizure-after-stroke

http://stroke.ahajournals.org/content/35/7/1769.full

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2585721/

Seizures and Epilepsy

 

Viết bình luận