Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh cườm đá ở mắt (đục thủy tinh thể): Mọi thông tin từ A – Z!

Ngày đăng: 15 Tháng Bảy, 2021
5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn chưa biết, bệnh cườm đá ở mắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới. Nguy hiểm thay, đây lại là căn bệnh rất dễ mắc phải, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên. Bởi vậy, bệnh cườm đá cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

Bệnh cườm đá ở mắt là gì?

Bệnh cườm đá ở mắt hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là đục thủy tinh thể. Đây là bộ phận quan trọng của mắt, đóng vai trò như một thấu kính hội tụ trong suốt cho phép ánh sáng đi qua và hội tụ chính xác trên giác mạc của mắt. Và vì một lý do nào đó, những protein trong thủy tinh thể bị co cụm lại với nhau, tạo thành những “đám mây” mờ đục cản trở ánh sáng truyền qua, gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh cướm đá ở mắt là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục gây suy giảm thị lực

Bệnh cướm đá ở mắt là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục gây suy giảm thị lực

Dấu hiệu nhận biết bệnh cườm đá ở mắt

Khi bị cườm đá, người bệnh sẽ cảm thấy mọi vật như được phủ bởi lớp xương mù trắng mờ, đó là do các tia sáng đã bị chặn lại hoặc hội tụ không chính xác trên võng mạc. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:

– Chấm đen, ruồi bay trước mắt: Nhiều vật lạ có hình dạng, kích thước khác nhau, có thể là hình tròn, sợi tóc, đốm xám, chấm đen,… cảm giác như có ruồi bay trước mắt, che chắn tầm nhìn, rất vướng víu, khó chịu.

– Dễ bị chói mắt, lóa mắt: Người bệnh cườm đá thường nhạy cảm với ánh sáng, họ dễ bị lóa mắt, chói mắt khi tiếp xúc với ánh nắng, đèn xe,…

– Nhìn đôi, nhìn ba: Các hình ảnh bị nhòe thành 2, 3 hình hoặc nhiều vật xếp cạnh nhau hoặc chồng lên nhau.

– Nhìn thấy các quầng sáng: Thấy các vòng sáng tỏa tròn nhiều màu phát ra từ ngọn lửa, bóng đèn đường, đèn xe,… gây khó khăn khi di chuyển, lái xe.

– Khó nhìn xa, nhất là vào ban đêm: Một triệu chứng thường gặp ở người bệnh cườm đá nhưng lại dễ nhầm lẫn các bệnh về mắt khác như cận thị, thoái hóa điểm vàng, lão thị…

– Màu sắc sự vật bị thay đổi: Sự vật không còn rực rỡ mà ngả sang màu vàng tối.

Nguyên nhân gây bệnh cườm đá ở mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cườm đá, nhưng trong đó tác động quan trọng nhất là do quá trình stress oxy hóa làm sản sinh các gốc tự do, chúng tấn công và phá hủy cấu trúc thủy tinh thể. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây thúc đẩy quá trình tiến triển bệnh cườm đá ở mắt bao gồm:

– Quá trình lão hóa theo thời gian và tuổi tác khiến các chất chống oxy hóa nội sinh cạn kiệt, khiến lượng gốc tự do trong cơ thể ngày càng gia tăng gây tổn thương thủy tinh thể.

– Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, loạn dưỡng,…

– Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

– Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt như vitamin A, C, E, B2, Lutein, Zeaxanthin,…

– Tiếp xúc quá lâu dưới ánh mặt trời, hoặc ánh sáng có cường độ mạnh,…

Lạm dụng rượu bia cũng là một nguyên nhân gây bệnh cườm đá ở mắt

Lạm dụng rượu bia cũng là một nguyên nhân gây bệnh cườm đá ở mắt

Cách điều trị bệnh cườm đá ở mắt hiệu quả

Trong giai đoạn đầu khi thị lực chưa bị ảnh hưởng nhiều, người bệnh nên sử dụng những sản phẩm bổ mắt chứa các dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid (ALA). Bởi ALA có thể tan tốt trong cả 2 môi trường thân dầu, và thân nước, nhờ đó chúng thấm sâu vào tất cả các tế bào của mắt. Không chỉ vậy, ALA còn giúp hồi phục khả năng làm việc của các chất chống oxy hóa nội sinh trong cơ thể để dọn dẹp các gốc tự do gây ra bệnh cườm đá.

Đặc biệt, khi kết hợp ALA với hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng kháng viêm như thảo dược Hoàng đằng sẽ là giải pháp hiệu quả để làm chậm lại sự tiến triển của bệnh cườm đá và trì hoãn thời gian phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.

Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa tối ưu cho người bệnh cườm đá ở mắt

Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa tối ưu cho người bệnh cườm đá ở mắt

Xem thêm:

Viên uống bổ mắt chưa Alpha lipoic acid giúp người bệnh cườm đá tăng thị lực

Người bệnh cườm đá ở mắt nên ăn gì, kiêng gì để mắt sáng rõ trở lại?

Khi thị lực giảm sâu (<3/10) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo để giúp người bệnh cải thiện thị lực hiệu quả. Nhìn chung, phẫu thuật được tiến hành khá nhanh chóng và an toàn. Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật là bong võng mạc, xuất huyết võng mạc, đục bao sau…

Qua những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về bệnh cườm đá ở mắt, đồng thời lựa chọn được phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất, giúp cải thiện thị lực, tăng cường tầm nhìn và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến số điện thoại 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes/syc-20353790

https://www.healthline.com/health/cataract

Viết bình luận

  1. Lan Chi :

    Bố tôi 70 tuổi bị cườm đá thị lực 6/10 liệu có dùng thuốc được không hay phải mổ? Khi nhìn ra trời nắng mắt chói lắm

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan Chi,
      Với trường hợp đục thủy tinh thể, thị lực 6/10, bố bạn chưa cần phải mổ, thay vào đó bố bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang, chứa các dưỡng chất thiết yếu cho mắt cùng chất chống oxi hóa và chống thoái hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, vitamin B12, Kẽm… để tăng cường thị lực và giúp mắt sáng khỏe hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang tại đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Ngoài ra, bố bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:
      – Hạn chế sử dụng thường xuyên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi, ipad,…
      – Không học tập, đọc sách hay sử dụng điện thoại trong môi trường thiếu ánh sáng
      – Giữ mắt cách sách vở, màn hình máy tính, điện thoại khoảng 35 – 40cm
      – Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như rau củ quả màu đỏ cam, cá biển, các loại hạt,…
      – Uống đủ nước, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh thức khuya quá 11 giờ, giữ tinh thần thoải mái để mắt được thư giãn, nghỉ ngơi.
      – Đeo kính mát để tránh ánh sáng, gió, khói bụi khi đi ra ngoài.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bố bạn sớm cải thiện thị lực!