Huyết áp thấp và thiếu máu não

4 cách trị tụt huyết áp hiệu quả giúp ngăn chặn bệnh tái phát

Ngày đăng: 8 Tháng Hai, 2019
5/5 - (7 bình chọn)

Nhận biết và sơ cứu kịp thời khi bị tụt huyết áp là điều cần thiết giúp bạn hạn chế những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ bởi bệnh có thể quay trở lại nhiều lần sau đó nếu không được kiểm soát tốt. Hãy dành 3 phút tham khảo bài viết dưới đây để trang bị ngay cho bản thân 4 cách trị tụt huyết áp hiệu quả, giúp bạn phòng ngừa và đối phó tốt hơn với chứng bệnh này.

Giải quyết tận gốc căn nguyên – Cách trị tụt huyết áp lâu bền

Xác định chính xác thủ phạm và điều trị tốt nguyên nhân cơ bản gây tụt huyết áp sẽ giúp bạn sớm ổn định huyết áp về mức bình thường.

– Nếu mất máu nhiều cần nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế, truyền máu nếu cần thiết, bổ sung thêm sắt, vitamin B12, acid folic… hoặc xử lý các ổ xuất huyết nếu có.

– Nếu tụt huyết áp là do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm…, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lại liều lượng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác phù hợp hơn.

– Nếu mắc các bệnh mạn tính như suy tim, bệnh mạch vành, hẹp/hở van tim, bệnh tuyến giáp, tiểu đường… cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị kết hợp với kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi bệnh.

– Tụt huyết áp do mất nước cần truyền dịch, bổ sung nước và chất điện giải để tăng thể tích tuần hoàn, dùng thêm thuốc hạ sốt nếu sốt cao, uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn nếu bị tiêu chảy, nôn ói…

Cách trị tụt huyết áp bằng truyền dịch trong trường hợp mất nước nặng

Cách trị tụt huyết áp bằng thuốc nâng áp  

Trong trường hợp huyết áp tụt sâu, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc có khả năng nâng huyết áp nhanh, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp cấp cứu tạm thời mà không được khuyến cáo điều trị lâu dài bởi hiệu quả ngắn, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc và người bệnh cũng phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Các thuốc thường dùng:

– Heptamyl: Giúp hồi sức tim mạch, trợ tĩnh mạch, tăng cường lưu lượng máu về tim từ đó nhanh chóng hồi phục chỉ số huyết áp. Một số tác dụng phụ là buồn nôn, đau dạ dày, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực…

– Midodrine: Có khả năng kích thích hệ giao cảm, gây co mạch và tăng huyết áp, do vậy thường được chỉ định cho những người bệnh hạ huyết áp tư thế do rối loạn chức năng thần kinh. Các tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, chóng mặt, sởn gai ốc, tê hoặc ngứa ran trên da, tiểu nhiều lần, khó tiểu…   

– Fludrocortison: Là một loại hormon của tuyến thượng thận có tác dụng giữ muối, nước trong cơ thể, từ đó tăng lưu lượng máu tuần hoàn và nâng huyết áp. Nhóm thuốc này có thể gây mất kali, do vậy khi trong quá trình sử dụng người bệnh cần theo dõi mức kali máu thường xuyên.

– Dihydroergotamine: Thường dùng trong tụt huyết áp tư thế đứng nhờ khả năng kích thích chọn lọc thụ thể Alpha giao cảm và tăng trương lực tĩnh mạch. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, nhất là khi uống thuốc lúc đói.

Cách trị tụt huyết áp an toàn, vững bền từ thảo dược tự nhiên

Hiện nay, thảo dược tự nhiên được nhiều chuyên gia nhận định là hướng đi mới, mang lại nhiều triển vọng trong điều trị tụt huyết áp. Trong đó, đáng chú ý phải nhắc đến bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân.

Ngoài khả năng kích hoạt các thụ thể cảm áp trong lòng mạch hoạt động nhạy bén, huyết áp được nâng ổn định, Đương quy còn có tác dụng kích thích tủy xương tăng tạo hồng cầu, cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Khi kết hợp cùng tác dụng cường tim và trợ tiêu hóa của Ích trí nhân, Xuyên tiêu, người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tụt huyết áp tái phát. Do vậy, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ những thảo dược này để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ trị tụt huyết áp từ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Cách trị tụt huyết áp bền vững từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Cách trị tụt huyết áp bằng thay đổi lối sống

Thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là yếu tố quan trọng, quyết định tính hiệu quả và lâu bền của quá trình điều trị tụt huyết áp. Người bệnh nên:

– Tăng cường những thực phẩm bổ máu, giàu sắt, acid folic, vitamin B12 như thịt bò, thịt lườn gà, gan động vật, hải sản, đậu nành, trứng, rau lá màu xanh đậm, sữa, bí đỏ, cải xoong, súp lơ xanh…

– Ăn mặn hơn bình thường bởi natri trong muối có khả năng giữ nước và nâng huyết áp, tuy nhiên cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ nếu bạn mắc kèm bệnh tim mạch hoặc suy thận. Lượng muối khuyến cáo là 10 – 15 g/ngày.

– Uống đủ nước 2 lít/ngày, một số loại đồ uống như trà xanh, cà phê, trà gừng sẽ giúp bạn nâng huyết áp tạm thời; hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá…

– Ăn uống điều độ, chia nhỏ số bữa ăn, không bỏ bữa hoặc ăn quá no để tránh hạ huyết áp sau ăn.

– Không đứng yên hay ngồi tại một vị trí quá lâu, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, khi thức dậy vào buổi sáng bạn nên hít thở sâu một vài phút sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng lên.

– Duy trì tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày, tuy nhiên bạn nên chọn những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền tịnh…, tránh tập luyện quá gắng sức, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng bức gây đổ nhiều mồ hôi.

– Dùng thêm vớ nén y tế để tăng áp lực và tránh tình trạng ứ máu tại chân.

Lựa chọn được cách trị tụt huyết áp phù hợp, kiên trì thực hiện kết hợp với tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn yên tâm sống khỏe mà không còn lo lắng về những cơn hoa mắt, chóng mặt xảy đến bất chợt nữa.

Có thể bạn quan tâm:

Nhận biết sớm những triệu chứng tụt huyết áp điển hình nhất

Hướng dẫn cách xử lý khi bị tụt huyết áp

DS Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470

https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-treatment#1

Viết bình luận