Thiểu năng mạch vành hay còn gọi là xơ vữa động mạch vành, suy vành. Bệnh gây ra bởi sự tích tụ mảng xơ vữa bên trong thành mạch khiến người bệnh gặp các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi,… Nếu không sớm điều trị, thiểu năng mạch vành có thể gây nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn 3 phương pháp điều trị thiểu năng mạch vành phổ biến nhất hiện nay.
Mục lục
Dù là có bệnh hay chưa có bệnh thì việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học vẫn là điều vô cùng quan trọng, một số lời khuyên hữu ích của chuyên gia tim mạch bạn nên lưu ý:
– Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia và các chất kích thích khác như chè đặc, cà phê,..
– Tăng cường rau có màu xanh đậm, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chiên, rán, chế biến sẵn.
– Luyện tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập như yoga, ngồi thiền, hít sâu, thở chậm 15 – 20 phút/ ngày.
– Giữ cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
– Kiểm soát huyết áp, cholesterol máu, đường máu ở mức ổn định để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, dẫn đến bệnh thiểu năng mạch vành.
– Luôn duy trì một tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.
Xem thêm:
Những loại thực phẩm người bệnh thiểu năng mạch vành nên và không nên ăn
Cách tập thể dục cho người bệnh thiểu năng mạch vành
Người bệnh thiểu năng vành nên tập luyện thể dục đều đặn, vừa sức
Thảo dược tự nhiên đang được xem là hướng đi mới trong việc phòng và điều trị các bệnh tim mạch, kể cả thiểu năng mạch vành, bởi hiệu quả tương đương với thuốc tây y trong khi tính an toàn lại cao hơn rất nhiều. Dưới góc nhìn của y học hiện đại, 3 thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm có tác dụng giãn mạch, giảm cholesterol “xấu”, tăng cường lưu thông máu qua động mạch vành hiệu quả giúp làm giảm nhanh các cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… mà người bệnh hay gặp phải.
Bên cạnh đó, các thảo dược này còn có khả năng ức chế quá trình tăng sinh tế bào cơ trơn trên thành mạch, giảm quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông, vừa giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thiểu năng mạch vành, vừa phòng tránh được nguy cơ biến chứng như suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ điều trị thiểu năng mạch vành có chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan Sâm
– Thuốc hạ cholesterol “xấu”: Bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL – Cholesterol, các thuốc này sẽ làm giảm nguyên liệu chính hình thành mảng xơ vữa gây nên bệnh thiểu năng mạch vành. Bạn có thể được bác sĩ kê các loại thuốc nhóm statins, niacin, fibrate,…
– Thuốc chống đông máu: Aspirin có thể được khuyên sử dụng thường xuyên để giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa tắc hẹp mạch vành, phòng tránh đau tim, đột quỵ có thể xảy ra.
Aspirin giúp chống cục máu đông trong bệnh thiểu năng mạch vành
– Nhóm chẹn beta giao cảm: Những thuốc này giúp làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và làm giảm nhu cầu oxy của tim. Nhờ đó giảm nguy cơ gặp đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
– Nitroglycerin: Nitroglycerin được bào chế dưới nhiều dạng: viên nén, thuốc xịt,… được dùng để kiểm soát cơn đau thắt ngực bằng cách giãn động mạch và làm giảm nhu cầu máu về tim.
– Nhóm ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs): Nhóm thuốc này được sử dụng làm giảm huyết áp, ngăn ngừa sự tiến triển của thiểu năng mạch vành.
Trong trường hợp sử dụng thuốc hay thay đổi lối sống mà các triệu chứng không được cải thiện, bệnh tiến triển ngày càng nặng, một số thủ thuật y khoa sẽ được chỉ định bao gồm:
Một ống thông dài, mỏng mang một quả bóng đã xì hơi cùng stent được đưa vào vị trí động mạch đang bị thu hẹp. Sau đó bóng sẽ được thổi lên để ép các mảng xơ vữa lên thành mạch. Tiếp đó stent sẽ được cố định tại đây để trả lại sự lưu thông cho dòng máu.
Bác sĩ sẽ sử dụng động mạch hoặc tĩnh mạch ở vùng khác nối qua các đoạn động mạch vành đã bị xơ vữa nặng để cung cấp máu cho vùng cơ tim tại đây. Phẫu thuật này chỉ được sử dụng trong các trường hợp nhiều đoạn mạch bị tắc hẹp và không thích hợp với đặt stent.
Phẫu thuật hay bất kỳ thủ thuật can thiệp y khoa nào cũng chỉ tạm thời giúp máu lưu thông về tim tốt hơn, tuy nhiên nó không khắc phục được căn nguyên gây bệnh thiểu năng mạch vành. Người bệnh vẫn cần tuần thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Xem thêm:
Những lưu ý khi đặt stent mạch vành
Phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch trong điều trị thiểu năng mạch vành
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Ds. Cao Thủy
Nguồn tài liệu:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/diagnosis-treatment/drc-20350619
Tin liên quan
Viết bình luận