Ước tính có khoảng 50 – 70% trường hợp tăng động giảm chú ý ở bé gái không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, điều này đã khiến trẻ gặp không ít khó khăn khi học tập và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân của sự chậm trễ đó là do các bé gái không chạy nhảy, hiếu động, bốc đồng như bé trai, mà chủ yếu là sự kém tập trung chú ý nên dễ bị cha mẹ bỏ qua.
Mục lục
Các bậc phụ huynh có thể nhận biết chứng tăng động giảm chú ý ở bé gái qua các dấu hiệu điển hình sau:
– Không thể tập trung trong thời gian dài để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
– Dễ bị phân tâm, thường xuyên mơ mộng trong thế giới của riêng mình.
– Khó có thể ngồi yên một chỗ, hay di chuyển liên tục hoặc vẽ những nét nguệch ngoạc lên giấy.
– Khả năng đọc hiểu, liên kết thông tin kém, thường hiểu sai yêu cầu hoặc hướng dẫn của người lớn.
– Thường xuyên lặp lại những sai lầm nhỏ do bất cẩn, không để ý chi tiết.
Bé gái bị tăng động giảm chú ý thường lặp lại những sai lầm nhỏ
– Nói quá nhiều, nói chen ngang vào câu chuyện của người khác, thay đổi chủ đề liên tục, đôi khi có những lời nói làm tổn thương người khác.
– Dễ bị kích động, thay đổi cảm xúc thất thường, đang vui vẻ có thể lo lắng, buồn bã, bồn chồn mà không rõ lý do.
– Không ngăn nắp, thường để bàn học, túi xách, giường ngủ,… bừa bộn do không thể nhớ vị trí cũ của các đồ đã sử dụng.
– Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian kém, dễ bỏ sót các nhiệm vụ được giao phó.
– Thường xuyên quên hoặc làm mất đồ dùng học tập, đồ chơi,…
– Nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, vì vậy thường khó ngủ, dễ bị phân tâm.
– Dễ bị tổn thương và nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, thất vọng về bản thân.
– Khó kết bạn và duy trì các mối quan hệ lâu dài do không thể hiểu các “tín hiệu cảm xúc” từ những người xung quanh và ít tập trung theo dõi các cuộc trò chuyện.
– Có thể đưa ra những ý tưởng tuyệt vời nhưng khi bắt tay vào làm thì khó có thể hoàn thành.
– Không nghịch ngợm, leo chèo chạy nhảy như các bé trai nhưng các bé gái thể hiện sự hiếu động bằng cách tham gia hoạt động ngoại khóa như bơi lội, đá bóng,… nhưng lại không đủ kiên nhẫn và dễ bỏ dở giữa chừng.
Bé gái bị tăng động giảm chú ý thích các môn thể thao nhưng dễ bỏ dở giữa chừng
Nếu không được can thiệp điều trị sớm, chứng tăng động có thể theo các bé gái đến tuổi trưởng thành và ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, cuộc sống của trẻ, cụ thể như sau:
– Kết quả học tập giảm sút, khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa nên trẻ thường nảy sinh tâm lý tự ti, ngại giao tiếp và dễ bị bạn bè xa lánh, trêu chọc.
– Khó kết giao bạn bè và không biết cách duy trì các mối quan hệ lâu dài, điều này càng làm trẻ cô đơn hơn.
– Tâm trạng vui buồn thất thường, lâu dần có thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
– Thường đổ lỗi cho những thất bại của bản thân là do các yếu tố từ bên ngoài như thiếu may mắn, tại cái này, tại cái kia…
– Rối loạn cảm giác, chán ăn hoặc ăn quá nhiều để giải tỏa tâm trạng.
– Tự làm đau chính mình hoặc gây tổn thương cho người khác và dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
– Khó đạt được thành công trong cuộc sống vì thiếu hiểu biết, kỹ năng ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Giáo dục hành vi luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị tăng động giảm chú ý ở cả bé trai và bé gái. Bởi vậy cha mẹ cần nắm chắc một số nguyên tắc khi áp dụng liệu pháp này cho trẻ như sau:
– Thiết lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết với từng mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ hằng ngày, từ lúc thức giấc cho đến khi đi ngủ và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo. Điều này giúp trẻ có thể tập trung chú ý và rèn luyện kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt hơn.
– Dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ, sau đó yêu cầu trẻ tóm tắt và thuật lại câu chuyện nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp và cải thiện sự tập trung chú ý.
– Thường xuyên tán dương khi trẻ làm điều đúng đắn bằng những lời khen ngợi như: “Mẹ rất vui vì hôm nay con đã tự dọn dẹp đồ chơi của mình”,… hoặc có thể tặng thưởng bằng những món quà nhỏ như cuốn sách, đồ chơi, món ăn… mà trẻ yêu thích.
– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên với các bài tập như yoga, ngồi thiền, bơi lội, nhảy dây,… nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần hiệu quả.
Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với trẻ tăng động giảm chú ý nhiều hơn
Cùng với giáo dục hành vi, cha mẹ nên lựa chọn thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên chứa Câu đằng, An tức hương, Taurine,… để bổ não và tăng hiệu quả điều trị mà không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Những bằng chứng khoa học hiện đại đã cho thấy rõ, những thành phần này có thể giúp trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn. Đồng thời, đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự tập trung chú ý, cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp hỗ trợ này để tự áp dụng tại nhà ngay khi con có những biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý.
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả
Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện bệnh!
Tăng động giảm chú ý ở bé gái mặc dù khó nhận biết nhưng nếu các bậc phụ huynh để tâm, theo dõi sát sao từng biểu hiện của con thì sẽ dễ dàng đưa ra những nhận định chính xác và có hướng can thiệp điều trị thích hợp, giúp con sớm trở thành những người con ngoan, trò giỏi.
DS: Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://theconversation.com/fourteen-signs-your-daughter-may-have-adhd-86377
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315009#symptoms
https://www.understood.org/en/learning-thinking-differences/child-learning-disabilities/add-adhd/adhd-in-girls
Tin liên quan
Viết bình luận