Hẹp van tim làm cản trở lưu thông máu trong tim có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ… Hãy cùng tìm hiểu 6 triệu chứng hẹp van tim phổ biến nhất để phát hiện và dự phòng sớm các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh ngay tại đây.
Mục lục
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng hẹp van tim thường khá mờ nhạt nên hầu hết người bệnh không cảm nhận được gì bất thường. Hẹp van càng nặng thì các triệu chứng càng trở nên rõ ràng, bao gồm:
– Mệt mỏi: do hẹp van khiến máu bị ứ đọng tại tim, cơ thể không nhận được đủ lượng máu cần thiết sẽ trở nên yếu mệt, mọi công việc và sinh hoạt trước đây có thể thực hiện bình thường thì nay cũng trở nên quá sức.
– Khó thở: do máu bị ứ tại phổi do hẹp, làm cản trở thông khí tại phổi gây ra khó thở. Mức độ khó thở tăng lên khi nằm hoặc vận động nhiều.
– Đau ngực: Tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng sẽ gây ra cơn đau ngực.
– Tim đập nhanh: Tim tăng nhịp đập để bù lại lượng máu bị thiếu hụt do hở van gây ra.
– Hoa mắt, chóng mặt: do thiếu máu nuôi dưỡng cho não bộ. Trường hợp thiếu máu não nghiêm trọng và đột ngột có thể gây ra ngất xỉu.
– Phù: thường gặp ở người bệnh hẹp van tim nặng do dịch bị ứ trệ tại các cơ quan, biểu hiện sớm và rõ nhất là tại bàn chân. Người bệnh có thể cảm nhận thấy chân đi dày dép trở nên chật hơn bình thường, nhất là vào cuối ngày.
Mệt mỏi, choáng váng cũng có thể là triệu chứng hẹp van tim
Các triệu chứng này có xu hướng trầm trọng hơn với người bệnh mang thai, bị nhiễm trùng hoặc stress kéo dài.
Hẹp van tim có thể xảy ra ở 4 loại van là van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Mỗi dạng bệnh hẹp van sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng, cụ thể như sau:
– Triệu chứng hẹp van 2 lá: mệt mỏi, khó thở, ho nhiều về đêm, phù, tim đập nhanh…
– Triệu chứng hẹp van 3 lá: Đánh trống ngực, khó chịu ở ngực, mệt mỏi, phù chân, da lạnh…
– Triệu chứng hẹp van động mạch chủ: đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, sưng phù chân, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng…
– Triệu chứng hẹp van động mạch phổi: mệt mỏi, đau ngực, đánh trống ngực, hụt hơi, ngất xỉu…
Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng này thì chưa đủ cơ sở để chẩn đoán phân biệt các dạng bệnh hẹp van tim. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu như điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X – quang lồng ngực…
Sử dụng thuốc là chỉ định phổ biến nhất để kiểm soát các triệu chứng hẹp van tim, nhưng thuốc không thể tác động để van tim bị hẹp có thể hoạt động như bình thường. Kể cả phẫu thuật để thay thế hay sửa van tim cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn hẹp van, bởi sau một thời gian nếu không được chăm sóc tốt, van tim vẫn có tái hẹp trở lại.
Phẫu thuật không phải là cách giải quyết triệt để triệu chứng hẹp van tim
Nguyên nhân phổ biến nhất của hẹp van tim là sốt thấp khớp do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A nhưng không được điều trị tốt, gây biến chứng tổn thương van. Bởi vậy, để kiểm soát tốt các triệu chứng của hẹp van và ngăn ngừa tổn thương van tiến triển gây hẹp van nặng, chuyên gia Tim mạch khuyến cáo bạn cần:
– Điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn đang mắc phải như viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, nhiễm trùng răng… bằng thuốc kháng sinh đủ liệu trình. Nhất là ở những người bệnh hẹp van có tiền sử sốt thấp khớp.
– Trước khi thực hiện các thủ thuật gây chảy máu cần dùng kháng sinh dự phòng đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Vệ sinh răng miệng, lấy cao răng định kì, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng.
– Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn nhạt, hạn chế thực phẩm giàu chất béo (thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng động vật…). Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, caffein như rượu bia, cà phê, nước trà đặc…
– Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì để giảm bớt khối lượng công việc cho tim.
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao thể trạng, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn nhằm cải thiện nhanh các triệu chứng hẹp van tim.
– Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch có chứa thành phần thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu qua van và chống cục máu đông; nhờ đó không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng hẹp van tim mà còn phòng tránh biến chứng suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người bệnh hẹp van.
Thời điểm mà bạn nhận diện được các triệu chứng hẹp van tim sẽ quyết định đến tiên lượng điều trị bệnh của bạn. Ngoài việc dựa vào triệu chứng, hãy tầm soát bệnh bằng cách thăm khám sức khỏe định kì ngay cả khi bạn chưa có dấu hiệu bất thường gì.
Xem thêm:
Thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người bệnh hẹp van tim
Điểm danh các dạng bệnh lý về hẹp van tim, lưu ý để trị đúng cách!
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-problems-and-causes/problem-heart-valve-stenosisv
Tin liên quan
Viết bình luận