Nguyên nhân tăng động giảm chú ý là gì? Điều trị như thế nào?

Ngày đăng: 29 Tháng Sáu, 2017
Danh sách câu hỏiDanh mục đơn: Bệnh tăng độngNguyên nhân tăng động giảm chú ý là gì? Điều trị như thế nào?
trungmyjsc.com.vn Nhân viên hỏi 7 năm trước

Con tôi năm nay học lớp 4, cháu rất hiếu động, nghịch ngợm không ngừng, bố mẹ nói không nghe lời, đi học thì không tập trung nghe cô giáo giảng, nghịch ngầm trong ngăn bàn. Tôi cho cháu đi khám được bác sĩ kết luận là mắc chứng tăng động giảm chú ý. Từ nhỏ đến lớn cháu phát triển bình thường, không biết nguyên nhân của hội chứng này là gì? Phải điều trị như thế nào?

1 Answers
trungmyjsc.com.vn Nhân viên trả lời 7 năm trước

Chào bạn,

Tăng động giảm chú ý là hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng. Đặc trưng của hội chứng này là biểu hiện trẻ hiếu động quá mức, không nghe lời, hay cáu giận vô cớ và không tập trung chú ý vào bất cứ việc gì.

Nguyên nhân của hội chứng này có thể do di truyền, có sự thay đổi về cấu trúc, chức năng của não bộ, rối loạn các chất hóa học trong não, môi trường độc hại hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp,… Phương pháp điều trị được ưu tiên nhất hiện nay là liệu pháp giáo dục hành vi kết hợp với sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược. Khi cháu không nghe lời, bạn không nên la mắng mà nên khuyên bảo nhẹ nhàng và dành cho cháu những lời khen ngợi, động viên tích cực mỗi khi cháu làm được việc đúng. Bạn cũng có thể lập ra các công việc cụ thể đi kèm mốc thời gian để cháu thực hiện trong một ngày, nhằm cải thiện khả năng tập trung chú ý cho cháu. Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cũng là hướng đi tích cực trong điều trị tăng động giảm chú ý hiện nay. Bởi đây là hai loại thảo dược quý, có tác dụng an thần, giảm hoạt động quá mức của hệ thần kinh, giúp con bạn bớt nghịch ngợm, biết nghe lời hơn, tăng cường khả năng tập trung chú ý cho cháu và mang lại giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày.

Ngoài ra, trong chế độ ăn hằng ngày, bạn nên hạn chế cho cháu ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, mì chính, tránh xa khói thuốc lá, tăng cường rau xanh, trái cây, cá và các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu nành, dầu mè… tăng cường cho cháu tham gia các hoạt động ngoài trời để cải thiện bệnh được tốt hơn.

Chúc con bạn và gia đình sức khỏe!

——————————