Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mắt bị cườm nước có mổ được không? – Chuyên gia Nhãn khoa giải đáp

Ngày đăng: 18 Tháng Sáu, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Bệnh cườm nước được ví như “kẻ trộm thị lực âm thầm” và là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây mù lòa ở châu Á, sau cườm khô. Vậy khi mắt bị cườm nước có mổ được không? Đây là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Bệnh cườm nước là gì?

Bệnh cườm nước là một trong những bệnh lý có thể làm hủy hoại nghiêm trọng các dây thần kinh thị giác, dẫn tới mất thị lực không hồi phục và gây mù lòa. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có đặc điểm là làm tăng áp lực trong mắt, còn gọi là áp lực nội nhãn. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn ngay cả khi phẫu thuật, song với những tiến bộ trong điều trị hiện nay có thể giúp cải thiện thị lực và ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.

Mắt bị cườm nước

Mắt bị cườm nước

Xem thêm: Bệnh cườm nước: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mắt bị cườm nước có mổ được không, khi nào nên mổ?

Mắt bị cườm nước hoàn toàn có thể mổ được, tuy nhiên điều trị bệnh giai đoạn đầu thường là sử dụng thuốc dạng nước nhỏ mắt hoặc viên uống nhằm mục đích đào thải lượng chất lỏng ra ngoài và làm giảm bớt áp lực trong mắt, cải thiện thị lực.

Phẫu thuật mổ cườm nước thường được chỉ định trong những trường hợp sử dụng thuốc không thể kiểm soát được bệnh, hoặc trong những trường hợp cấp cứu khi bị tăng nhãn áp góc đóng. Khi đó, các biện pháp phẫu thuât có thể giúp tạo ra một con đường phụ để dịch kính bên trong mắt được thoát ra, nhờ đó làm giảm áp lực nội nhãn xuống đến mức an toàn.

Các phương pháp mổ điều trị bệnh cườm nước

Phẫu thuật cườm nước giúp tạo ra con đường phụ để thủy dịch thoát ra ngoài

Phẫu thuật cườm nước giúp tạo ra con đường phụ để thủy dịch thoát ra ngoài

Mổ laser

Phương pháp này được áp dụng trong điều trị bệnh cườm nước góc mở. Mổ laser tương đối an toàn, ít biến chứng, quá trình mổ kéo dài trong khoảng 15 phút, giúp tạo ra khoảng 80 – 100 lỗ nhỏ trên khu vực thoát thủy dịch của mắt, không gây cảm giác đau hay khó chịu cho người bệnh. Thực tế phương pháp này không thể trị khỏi hoàn toàn bệnh cườm nước, sau một thời gian khoảng 2 đến 5 năm, bệnh có thể tái phát trở lại.

Mổ cắt bè củng giác mạc

Là phương pháp mổ lâu đời trong điều trị bệnh cườm nước, được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần rất nhỏ của mống mắt, từ đó tạo ra một kênh thoát dịch, giúp thủy dịch dư thừa trong mắt được thoát ra ngoài.

Cấy ghép ống thoát thủy dịch

Sử dụng một loại ống silicon (có tên gọi là ống Schlemm) dài khoảng 1,3 cm để cấy vào phần trước của mắt, tạo con đường mới để dẫn thủy dịch ra ngoài.

Biến chứng thường gặp sau khi mổ mắt bị cườm nước

Mổ cườm nước tuy thực hiện đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro dưới đây:

– Đục thủy tinh thể

– Xuất huyết, chảy máu trong mắt

– Nhiễm trùng mắt sau mổ

– Giảm nhãn áp dưới mức bình thường

– Giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác

Những điều cần lưu ý sau khi mổ mắt bị cườm nước

Sau mổ cườm nước, người bệnh cần lưu ý tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường hay chất béo bão hòa, vì có thể làm vết thương lâu lành. Đồng thời cũng cần nghỉ ngơi, tránh xem tivi, dùng máy tính, dùng điện thoại thông minh quá lâu hay chơi các môn thể thao mạnh, bởi chúng sẽ làm tăng thêm các tổn thương cho mắt.

Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn phải sử dụng thuốc nhỏ mắt sau khi mổ cườm nước. Để việc dùng thuốc đúng cách, bạn nên:

– Dùng đúng và đủ liều thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Không nên bỏ quên liều, dùng lại ngay khi nhớ ra và bỏ qua khi gần đến thời gian dùng của liều tiếp theo.

– Nên cách một khoảng thời gian khoảng 5 – 15 phút nếu phải dùng nhiều loại thuốc nhỏ mắt khác nhau.

– Đặt ngón trỏ ngay gần góc bên trong mỗi mắt trong vòng 30s kể từ lúc nhỏ thuốc, điều này sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

– Mỗi lọ thuốc nhỏ mắt chỉ nên dùng trong thời gian tối đa là 15 ngày kể từ khi mở nắp.

– Nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc.

– Bên cạnh sử dụng thuốc nhỏ mắt, nên dùng thêm viên uống bổ mắt từ thảo dược chứa hoạt chất Alpha lipoic acid, Hoàng đằng, Kẽm… để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt, giúp mắt mau hồi phục và phòng ngừa nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn mắt sau mổ cườm.

Xem thêm: Viên uống bổ mắt tốt nhất cho người mắc bệnh cườm nước

Cườm nước là một bệnh mạn tính và không dễ điều trị. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng để làm chậm tiến triển của bệnh và tránh mù lòa. Vì vậy, hãy kiểm tra mắt định kỳ 1-2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các bệnh lý bất thường nếu có và giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Ds. Quỳnh Hương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.allaboutvision.com/conditions/glaucoma-surgery.htm

https://www.webmd.com/eye-health/need-glaucoma-surgery#1

Viết bình luận