Bệnh động kinh

Động kinh khi ngủ: Đừng chủ quan khiến bệnh khó trị khỏi!

Ngày đăng: 27 Tháng Tư, 2017
4.7/5 - (16 bình chọn)

Ai cũng biếtgiấc ngủ là vàng” bởi thời gian đó là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng để chuẩn bị cho một cho ngày làm việc sắp tới. Thế nhưng, điều giản đơn đó lại không thể có được ở một số người, bởi những cơn động kinh xuất hiện đã gây gián đoạn giấc ngủ, khiến toàn thân họ mệt mỏi, đầu đau nhức, đôi khi lại khó phát hiện do nhầm lẫn với chứng rối loạn giấc ngủ. Bởi vậy việc nhận biết sớm điều trị kịp thời sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và tinh thần, hạn chế tối đa những rủi ro sau này.

Thế nào là động kinh khi ngủ?

Động kinh khi ngủ là những cơn co cứng, giật chân tay hoặc toàn thân, có thể kèm theo tình trạng mất ý thức tạm thời, lặp đi lặp lại giống nhau theo chu kỳ nhất định, thường xảy ra trong giấc ngủ. Có nhiều dạng động kinh có thể xảy ra trong lúc ngủ nhưng thường gặp nhất là động kinh múa giật, động kinh vắng ý thức không điển hình, động kinh thùy thái dương và đặc biệt là động kinh thùy trán.

Động kinh khi ngủ xảy ra ở giai đoạn nào của giấc ngủ?

Cơn động kinh khi ngủ phần lớn xảy ra trong khoảng giờ thứ nhất hoặc giờ thứ 2 kể từ khi bắt đầu vào giấc ngủ, một đến hai giờ trước khi tỉnh dậy hoặc trong vòng một giờ sau khi thức giấc. Tuy nhiên, những cơn động kinh này không chỉ xuất hiện ban đêm mà còn có thể xảy ra cả trong giấc ngủ trưa.

Động kinh khi ngủ có những biểu hiện gì?

Cơn động kinh khi ngủ khiến người bệnh bị thức giấc bất ngờ mà không rõ lí do bởi những cơn co giật kéo dài 1 – 2 phút đi kèm với cảm giác hưng phấn trước và sau cơn động kinh. Các biểu hiện cụ thể gồm có:

– Mất ý thức tạm thời trong thời gian rất ngắn, người bệnh nhìn chằm chằm một cách vô thức về phía trước.

– Co giật mạnh toàn thân hoặc chỉ co giật nhẹ một số bộ phận của cơ thể, tay chân vung lên không có chủ ý.

– Cắn vào lưỡi hoặc vào má.

– Đi tiểu tiện không tự chủ.

– Ngưng thở tạm thời trong một vài giây.

– Ảo giác thấy có vị lạ trong miệng hoặc ngửi thấy mùi lạ, buồn nôn.

– Có những cảm xúc bất thường, đột nhiên la hét hoặc khóc lóc không rõ lý do, có thể nhầm lẫn rằng người bệnh vừa gặp ác mộng.

– Có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở vùng mặt, lưỡi và trong cổ họng, đổ mồ hôi, giãn đồng tử mắt.

– Khi tỉnh dậy, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, không nhớ những gì xảy ra.

Làm thế nào để chẩn đoán động kinh khi ngủ?

Để chẩn đoán động kinh khi ngủ, dựa trên các dấu hiệu của người bệnh, các bác sĩ sẽ loại bỏ những nguyên nhân khác như rối loạn giấc ngủ. Với động kinh trong khi ngủ, người bệnh sẽ có những động tác bất thường và không tự kiểm soát được, thức dậy đột ngột mà không rõ nguyên nhân, ngã và tai nạn khi đang ở trên giường. Ngược lại, với chứng rối loạn giấc ngủ, có thể người bệnh sẽ trằn trọc, ngủ không sâu giấc nhưng tự ý thức được điều đó, ban ngày có thể mệt mỏi, khó tập trung nhưng sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo một số xét nghiệm cần thiết như điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ (MRI)….

Chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán động kinh trong giấc ngủ

Cách kiểm soát cơn động kinh khi ngủ

Điều quan trọng nhất để trị bệnh động kinh, đó là phát hiện chính xác bệnh ngay từ giai đoạn sớm, đồng thời, cần kiên trì trong thời gian dài ít nhất là 2 năm. Phần lớn người bệnh có thể kiểm soát cơn bằng thuốc chống động kinh như carbamazepin (tegretol), valproate (depakine),…. và bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh liều giảm dần theo thời gian, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Cùng với sử dụng thuốc, rất nhiều người bệnh đã lựa chọn các dược liệu tự nhiên như một giải pháp hỗ trợ đắc lực. Trong đó, các thảo dược Câu đằng và An tức hương đã được chứng minh có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật đồng thời hỗ trợ dự phòng các cơn động kinh khi ngủ hiệu quả.

Hãy liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051 để được tư vấn chi tiết hơn về cách kiểm soát cơn động kinh cũng như cách để có giấc ngủ trọn vẹn.

Mối liên hệ giữa động kinh và giấc ngủ

Động kinh và giấc ngủ có mối liên hệ hai chiều với nhau. Với những người bị động kinh, vấn đề về giấc ngủ được coi là “con dao hai lưỡi”, bởi:

– Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ gà, sử dụng thuốc an thần khiến tần suất cơn co giật trong khi ngủ có thể xuất hiện nhiều hơn, và người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt hơn sau cơn động kinh.

– Động kinh và tác dụng phụ của thuốc động kinh làm gián đoạn giấc ngủ, người bệnh có thể tỉnh dậy đột ngột nhiều lần, khiến họ luôn bị buồn ngủ hơn lúc ban ngày.

Rối loạn giấc ngủ có mối liên quan chặt chẽ với cơn động kinh khi ngủ

Người bệnh nên làm gì để bảo vệ bản thân khi xảy ra cơn động kinh khi ngủ?

Những người bị động kinh khi ngủ không tự kiểm soát và không ý thức được những vấn đề có thể xảy ra trong cơn động kinh. Tuy nhiên, để phòng tránh phần nào những nguy hiểm cho bản thân, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

– Không nên đặt những vật sắc nhọn xung quanh mình khi ngủ.

– Nới rộng quần áo, đặc biệt là khu vực quanh cổ để tránh nghẹt thở khi lên cơn động kinh.

– Sử dụng giường thấp với đầu giường đệm; tránh những chiếc gối mềm lớn do có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở. Thay vào đó nên sử dụng gối chống ngạt hoặc không dùng gối.

– Trải thảm mềm xung quanh giường ngủ để tránh những tổn thương do rơi từ trên giường xuống khi cơn động kinh xảy ra.

– Gắn đèn tường thay vì đèn bàn để tránh trường hợp đổ vỡ đèn.

– Khi có thói quen ngủ tốt kết hợp với sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ, người bệnh động kinh khi ngủ sẽ kiểm soát tốt được cơn, ổn định sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

Giải pháp hỗ trợ điều trị động kinh khi ngủ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương

Bệnh động kinh nên ăn gì và kiêng gì để tránh tăng cơn?

Cập nhật các phương pháp điều trị động kinh phổ biến hiện nay!

Ds. Lương Lan

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://sleepfoundation.org/sleep-disorders-problems/disease-and-sleep/epilepsy/page/0/4

http://www.livestrong.com/article/154859-nocturnal-seizure-signs-symptoms/

https://www.epilepsy.org.au/about-epilepsy/understanding-epilepsy/nocturnal-seizures-during-sleep

http://www.tandurust.com/neurological-disorders/seizures-while-sleeping-treatment.html

Viết bình luận

  1. Đào Hoa, :

    Tôi cần tư vấn chống động kinh cho bé 7 tuổi ,

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đào Hoa,
      Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ liên hệ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất hoặc bạn cũng có thể chủ động liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  2. Hương Quế, :

    Thưa BS Con trai em năm nay 8 tuổi cháu bị động kinh khi ngủ đã lâu , tư vấn giúp em có cách nào để cháu bớt không ah , em rất lo lắng

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hương Quế,
      Động kinh khi ngủ là chứng bệnh phức tạp, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé mệt mỏi, tinh thần giảm sút… Với chứng bệnh này, phương pháp chữa trị chính là dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ để giúp kiểm soát các cơn co giật. Do đó, bạn nên cho bé đi khám và dùng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám chữa co giật, động kinh tốt hiện nay trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, để cải thiện bệnh hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ và thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc con bạn sớm khỏe!

  3. trần quang linh :

    dạ bs … là nam 22 tuổi ạ … bạn cháu nói lúc cháu ngủ co giậc đấm đá liên tục.. đã vậy cháu còn bị ảo giác lúc bắt đầu giậc ngủ và tê liệt người .. cháu ảo giác thấy có ai ngồi sát bên nói chuyện với mình và đồ vật trong phòng di chuyển và có khá nhiều người làm việc và nói chuyện sau lưng cháu ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn trần quang linh,
      Không biết tình trạng này xảy ra lâu chưa? Sau khi thức dậy bạn có cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, tinh thần uể oải không? Co giật tay chân lúc ngủ kèm theo các biểu hiện như bạn mô tả, nếu xảy ra thường xuyên thì có thể do một số nguyên nhân gây ra như bệnh động kinh, rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần… hoặc do bạn quá căng thẳng, lo nghĩ nhiều. Với tình trạng hiện tại, nếu chưa đi khám, bạn nên dành thời gian sớm đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện khám để được đánh giá chính xác nguyên nhân và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử trước khi ngủ, bố trí không gian phòng ngủ yên tĩnh, hạn chế ánh sáng để ngủ ngon giấc hơn.
      Bên cạnh đó, trong trường hợp tình trạng co giật xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bạn, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật và triệu chứng rối loạn tâm thần. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972 032 029, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. Hoàng thị lân :

    Cháu nhà tôi xuất hiện cơn động kinh lúc cháu học lớp 3.cơn đầu và cơn 2 liên tiếp trong 2 ngày.cơn kéo dài 10_30ph.nhưng cơn 3 cách cơn đầu 10thang cơn kéo dài 10ph.cơn 4 cách cơn 3 .8 tháng.kéo dài 5 ph. Xin bác sĩ tư vấn

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoàng thị lân,
      Qua chia sẻ của bạn, có thể thấy cháu bạn đang có đáp ứng tốt với điều trị, thể hiện qua tần suất, mức độ và thời gian diễn ra các cơn co giật đều có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, đối với động kinh đây là căn bệnh mạn tính, cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài, do vậy hiện tại gia đình bạn nên tiếp tục duy trì cho cháu dùng thuốc tây kháng động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ nhằm theo dõi bệnh.
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo cho cháu sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trong một đợt từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt và hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  5. Trang, :

    Con mình học lớp 1mới bị lên cơn động kinh và lên rất thưa.có khi 1.2 tháng mới lên 1 lần.lần nào lên cũng là khi cháu đang ngủ..khoảng gần 1 phút là hết. Tư vấn giúp mình với ah .

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trang,
      Qua chia sẻ của bạn có thể thấy con bạn đang gặp tình trạng động kinh lúc ngủ. Động kinh khi ngủ cũng như các thể động kinh nói chung đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé mệt mỏi, tinh thần giảm sút… Nhìn chung với tần suất và mức độ cơn hiện tại của bé là tương đối thưa, tuy nhiên vẫn cần tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn. Với bệnh động kinh, phương pháp chữa trị chính là dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định kết hợp với các phương pháp hỗ trợ để giúp kiểm soát các cơn co giật. Do đó, bạn nên cho bé đi khám và dùng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám chữa co giật, động kinh tốt hiện nay trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, để cải thiện bệnh hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ và thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc con bạn sớm khỏe!

  6. Hân, :

    Con mình học lớp 3 mới bị lên cơn động kinh và lên rất thưa.có khi 3-4 tháng mới lên 1 lần.lần nào lên cũng là khi cháu đang ngủ.cơn của cháu rất nhanh.khoảng gần 1 phút là hết.xin hỏi ad cách chữa trị.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hân,
      Qua chia sẻ của bạn có thể thấy con bạn đang gặp tình trạng động kinh lúc ngủ. Động kinh khi ngủ cũng như các thể động kinh nói chung đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé mệt mỏi, tinh thần giảm sút… Nhìn chung với tần suất và mức độ cơn hiện tại của bé là tương đối thưa, tuy nhiên vẫn cần tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn. Với bệnh động kinh, phương pháp chữa trị chính là dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định kết hợp với các phương pháp hỗ trợ để giúp kiểm soát các cơn co giật. Do đó, bạn nên cho bé đi khám và dùng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các phương pháp trị động kinh phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  7. Thanh Nguyễn, :

    mjh bj 17 năm rầu bn co chửa khỏi ko bn

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thanh Nguyễn,
      Động kinh là căn bệnh mãn tính cần trị trong thời gian dài và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Qua chia sẻ của bạn, bạn đã bị bệnh 17 năm nay nhưng vẫn chưa kiểm soát được các cơn động kinh. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: dùng thuốc không phù hợp hoặc không đúng liều lượng, hoặc cũng có thể do tác động từ chế độ chăm sóc, lối sống, thời tiết… Tốt hơn hết với tình trạng hiện tại, bạn nên sớm đi thăm khám lại tại các cơ sở uy tín, để được tư vấn hướng điều trị thích hợp hơn. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ thăm khám, điều trị động kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị động kinh và chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp cải thiện bệnh tốt hơn trong 2 bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  8. Xuân, :

    E hiện động kinh mà bệnh chỉ phát trong buổi đêm lúc ngủ .e hiện đang ở hà nội vậy nhò bác sĩ tư vấn giùm e đi khám ở bệnh viện nào là tốt nhất ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Xuân,
      Qua chia sẻ của bạn có thể thấy bạn đang gặp tình trạng động kinh lúc ngủ. Động kinh khi ngủ cũng như các thể động kinh nói chung đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi, tinh thần giảm sút… Bạn có thể hiểu thêm về chứng bệnh này qua bài viết trên. Hiện nay, ở Hà Nội, bạn nên đi khám và điều trị sớm tại một số địa chỉ uy tín sau đây:
      – Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Việt Đức – Số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội
      Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây:https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  9. phan phú thịnh :

    lúc ngủ em hay có triệu chứng giật rung tay với chân xảy ra vào lúc nửa ngủ nửa tỉnh cho em hỏi thế thì có nặng lắm khowng ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn phan phú thịnh,
      Việc điều khiển hoạt động của các cơ là do hệ thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển. Do vậy biểu hiện giật rung tay chân của bạn có thể do hoạt động của vùng não bộ chỉ huy các nhóm cơ có vấn đề, xuất phát từ nguyên nhân: căng thẳng, stress kéo dài, hoạt động mạnh trong thời gian dài, tác dụng phụ của thuốc, hạ đường huyết, hạ canxi huyết hoặc có thể là bệnh động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      Giật rung tay chân có nặng không, có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào tình trạng hay bệnh lý bạn đang gặp phải. Nếu biểu hiện giật rung tay chân chỉ là do căng thẳng, hoạt động mạnh kéo dài thì không đáng lo ngại, khi bạn nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, biểu hiện này sẽ giảm dần. Trong trường hợp bạn bị hạ canxi, hạ đường huyết, hay mắc bệnh động kinh thì sẽ phức tạp hơn, cần trị kịp thời để tránh nguy hiểm.
      Với tình trạng hiện tại, nếu bạn bị giật rung tay chân thường xuyên, bạn nên đi khám sớm tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Nếu sau khi thăm khám, bạn được chẩn đoán mắc bệnh động kinh, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải pháp điều trị cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!

  10. Bùi Thị Mỹ Duyên :

    Em có triệu chứng, em khi lúc ngủ thì nói mớ rồi hành động lung tung khi ngủ. Vậy bệnh động kinh của em là bệnh nặng hay nhẹ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bùi Thị Mỹ Duyên,
      Để đánh giá bệnh động kinh là nặng hay nhẹ, ngoài các biểu hiện còn cần dựa trên tần suất, mức độ các cơn động kinh, kết quả xét nghiệm, chụp chiếu. Do vậy, qua những gì bạn mô tả, chưa thể kết luận được tình trạng bệnh của bạn hiện nay như thế nào.
      Động kinh là căn bệnh phức tạp, nếu không điều trị tích cực thì dù phát hiện ở giai đoạn nhẹ, bệnh vẫn có thể tiến triển nặng hơn nhanh chóng và khó kiểm soát. Chính vì thế, bạn nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín trong bài viết dưới đây để được đánh giá chính xác mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  11. Trung. :

    Bác sỉ cho em hỏi , con em nay được gần 4 tháng tuổi , bé có biểu hiện có giật khi ngủ , mắt trợn ngược , tay nắm chặt , chân co lại , lưỡi rung , em có đưa cháu đến Bv nhi đồng 2 tphcm khám , bác sỉ lấy máu , cho đo điện não đồ và chụp cti kết quả điều cho thấy bt , bác sỉ cho cháu về nhà nhưng cách ngày bé vẫn lên cơn như thế mỗi lần tầm 3p trở lại . Bác cho em hỏi phải làm cách nào và bé có dùng được cốm ko

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trung,
      Với chứng co giật, để chẩn đoán được chính xác, nhiều trường hợp không chỉ thăm khám 1 lần mà phải qua nhiều lần bởi các cơn co giật thường rất phức tạp và do nhiều nguyên nhân gây nên. Bạn đã đưa bé thăm khám ở Bệnh viện Nhi Đồng II và chưa phát hiện ra bệnh, nếu những biểu hiện này ở bé vẫn tái diễn, bạn có thể đưa bé đi khám lại ở các bệnh viện khác, chẳng hạn Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Tâm Thần TP. Hồ Chí Minh,… để chẩn đoán lại.
      Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo cho bé sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé mau khỏe!

  12. HÙNG . :

    E có triệu chứng , khi nằm ngủ thi thoảng bị co giật bên chân phải ( e hay đá bóng) bác sỹ tư vấn giúp e với ah
    Em cảm ơn nhiều ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn HÙNG ,
      Không biết biểu hiện co giật chân phải của bạn đã bắt đầu được bao lâu rồi? Ngoài co giật bạn còn biểu hiện nào khác không? Theo bạn chia sẻ thì bạn hay chơi đá bóng, do vậy có khả năng biểu hiện co giật chân của bạn là do mỏi cơ gây ra. Tuy nhiên cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác như: co giật tâm lý, ngộ độc, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, rối loạn thần kinh tạm thời hoặc có thể do bệnh động kinh.
      Do vậy, bạn nên theo dõi thêm, nếu biểu hiện này thường xuyên xảy ra, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-nguyen-nhan-pho-bien-gay-co-giat-ma-khong-phai-dong-kinh.html
      Sau khi thăm khám, nếu do các rối loạn về thần kinh hay mắc bệnh động kinh, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để giúp làm giảm tình trạng co giật chân hiện tại của bạn hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!