Mồ hôi nhiều

Viêm da, rôm sảy do mồ hôi: Nỗi ám ảnh mùa Hè

Ngày đăng: 26 Tháng Sáu, 2017
4.7/5 - (11 bình chọn)

Mùa hè là nỗi sợ hãi của nhiều người không chỉ bởi cái nắng như thiêu như đốt mà còn bởi bệnh viêm da, rôm sảy do mồ hôi có cơ hội “nở rộ”. Những người thừa cân, bị ra mồ hôi nhiều và gia đình có trẻ nhỏ nên thận trọng trong mùa hè này.

Rôm sảy, hay nhiệt phát ban, nổi mẩn mùa hè vừa gây ngứa ngáy khó chịu lại vừa gây mất thẩm mĩ. Viêm da, rôm sảy xuất hiện khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, khiến cho mồ hôi bị dồn ứ lại sâu trong da dẫn đến viêm, mụn đỏ và rộp da.

Những người nhiều mồ hôi, chẳng hạn như người thừa cân, béo phì, bị tăng tiết mồ hôi, rất dễ bị nổi rôm. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng dễ mắc rôm sảy bởi tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ.

Viêm da, rôm sảy do mồ hôi trông như thế nào?

Bạn có thể dễ dàng phát hiện viêm da, rôm sảy do mồ hôi bằng mắt thường, thông qua các triệu chứng như: Mụn đỏ nhỏ (mọc thưa hoặc dày) xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, có thể ngứa.

Những vùng da dễ bị nổi rôm bao gồm: Mặt, cổ, dưới vú, háng, các nếp da và vùng cơ thể cọ xát với quần áo (như lưng, ngực và bụng).

Rôm sảy có thể đi kèm với viêm nang lông.

Trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ tuyến mồ hôi nên dễ bị rôm sảy

Trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ tuyến mồ hôi nên dễ bị rôm sảy

Phân loại viêm da, rôm sảy do mồ hôi

Tùy thuộc vào mức độ gây tổn thương da mà viêm da, rôm sảy do mồ hôi được phân thành 3 loại:

Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalline): Thường gặp nhất, gồm các mụn nhỏ chứa đầy dịch trên bề mặt da. Rôm dạng tinh thể không gây ngứa hoặc đau, phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Rôm đỏ (miliaria rubra): Biểu hiện là các mụn đỏ trên da, viêm da và ít mồ hôi ở khu vực bị ảnh hưởng. Rôm đỏ ảnh hưởng đến lớp da sâu hơn và gây khó chịu hơn. Khi tiến triển nặng hơn sẽ có mủ, còn gọi là rôm đỏ mủ (pustulosa).

Rôm sảy sâu: Ít gặp nhất, xảy ra ở lớp hạ bì (lớp da sâu nhất), có thể tái phát và trở thành mạn tính. Rôm sảy sâu đặc trưng bởi các vùng da lớn bị tổn thương giống như da gà.

Rôm sảy do đâu mà có?

Tế bào da chết hoặc vi khuẩn, ví dụ như Staphylococcus epidermidis (vi khuẩn phổ biến trên da gây mụn trứng cá), là nguyên nhân gây tắc tuyến mồ hôi và tạo cơ hội cho rôm sảy hình thành.

Ngoài ra, bất kỳ điều gì gây đổ nhiều mồ hôi đều có thể gây rôm sảy, bao gồm:

– Khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt

– Nằm lâu một chỗ gây mồ hôi lưng, đặc biệt nếu dùng chăn điện hoặc đệm ấm.

– Mặc quá nhiều quần áo vào mùa Đông, hoặc tiếp xúc cự ly gần với vùng nhiệt (như ngọn lửa hoặc lò sưởi).

– Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hướng thần (làm tăng thân nhiệt), thuốc điều trị Parkinson (gây ức chế tuyến mồ hôi), thuốc làm thay đổi cân bằng chất lỏng trong cơ thể (như thuốc an thần, thuốc lợi tiểu).

Nếu bạn đang mắc phải chứng rôm sảy do đổ mồ hôi quá nhiều, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0243 775 9051 để được tư vấn giải pháp khắc phục.

Chẩn đoán và điều trị viêm da, rôm sảy do mồ hôi

Rôm sảy đa phần không nguy hiểm, nhưng có thể kéo dài hoặc tiến triển nặng hơn. Rôm sảy do mồ hôi đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác, như thủy đậu, sởi, chốc lở, dị ứng thực phẩm/thuốc. Vì vậy, bạn nên đi khám da liễu để xác định tình trạng của mình và điều trị phù hợp.

Cơ thể có khả năng tự chữa lành rôm sảy thông thường mà không cần can thiệp y tế. Tình trạng khô, ngứa da sẽ cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp các phương pháp sau để rôm sảy mau hết:

Kháng khuẩn tại chỗ: ví dụ như dùng xà phòng kháng khuẩn để cải thiện triệu chứng nhanh hơn, ngay cả khi có dấu hiệu nhiễm trùng.

Làm mát cơ thể: Giữ cho da mát mẻ, hạn chế tối đa đổ mồ hôi bằng cách ở trong phòng có máy lạnh, tránh hoạt động nhiều, mặc quần áo rộng, tắm mát thường xuyên.

Sử dụng sản phẩm chống ngứa: Như tinh dầu calamine hoặc tinh dầu bạc hà, long não hay kem steroid. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thận trọng bởi các sản phẩm này có thể gây tắc tuyến mồ hôi nặng hơn và các vấn đề về da khác.

Hỗn hợp bột talc: Được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bột talc giữ cho vi khuẩn không xâm nhập vào trong da, giúp cho việc điều trị rôm sảy dễ dàng hơn.

Rôm sảy nặng có thể kéo dài vài tuần và gây tổn thương da đáng kể. Một trong những ảnh hưởng của rôm sảy kéo dài là làm cho cơ thể không đủ mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, rôm sảy có thể gây bội nhiễm và dẫn đến áp xe.

Phòng ngừa viêm da, rôm sảy trong mùa hè bằng cách nào?

Giữ mát và ngăn chặn mồ hôi là cách phòng rôm sảy hiệu quả

Giữ mát và ngăn chặn mồ hôi là cách phòng rôm sảy hiệu quả

Cách để giảm nguy cơ viêm da, rôm sảy do mồ hôi trong mùa Hè cho bạn là:

– Tránh các hoạt động gây đổ mồ hôi

– Sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm mát phòng

– Mặc quần áo mỏng, nhẹ được làm từ vải thoáng khí, chẳng hạn như cotton

– Tránh tiếp xúc quá nhiều với thời tiết nóng và ẩm

– Nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho da để loại bỏ da chết và bã nhờn – nguyên nhân gây tắc tuyến mồ hôi.

– Tắm nước mát thường xuyên bằng xà bông ít chất tẩy cũng là cách hiệu quả giúp ngăn ngừa rôm sảy khi nhiệt độ tăng quá cao trong một thời gian dài.

Xem thêm:

9 mẹo hay giúp giảm ra nhiều mồ hôi trong những ngày hè nắng nóng

Tổng hợp các cách chữa ra mồ hôi nhiều toàn thân hiệu quả nhất

Ds. Hoàng Mai

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.medicalnewstoday.com/articles/181512.php

Viết bình luận

  1. Hương Ngọc, :

    Con mình năm này 4 tuổi rồi, cháu hay ra mồ hôi ở lưng nhất alf vào mùa hè áo cháu lúc nào cũng ướt sũng, tư vấn giúp cháu xem có cách nào khắc phục không ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hương Ngọc,
      Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ra mồ hôi nhiều thường do hệ thần kinh thực vật của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên không đáng phải lo ngại. Ngoài ra, thiếu canxi, trẻ hoạt động quá nhiều, thời tiết nóng bức mùa hè, phòng ngủ quá kín… cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
      Tuy nhiên, bạn cũng nên theo dõi kỹ, nếu sau 7 tuổi, tình trạng ra mồ hôi nhiều vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả khi thời tiết mát mẻ hay bé ít vận động cũng bị thì có khả năng cao là do rối loạn chức năng thần kinh thực vật gây ra. Đây là hệ thần kinh kiểm soát hoạt động các tuyến mồ hôi toàn cơ thể, khi bị hưng phấn quá mức sẽ khiến mồ hôi bài tiết liên tục. Chứng bệnh này tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được kiểm soát tốt thì rất dễ khiến cho bé bị mệt do mất nước nhiều, nhiễm lạnh gây ra các bệnh về đường hô hấp. Do vậy, lúc đó, bạn nên thu xếp thời gian đưa con đến các bệnh viện nhi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi và có hướng khắc phục phù hợp. Hiện tại, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của con như:
      – Cho bé uống đủ nước, uống thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố để làm mát cơ thể
      – Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày
      – Đảm bảo phòng ngủ của con thoáng khí, nhiệt độ phù hợp
      – Thường xuyên lau khô mồ hôi trên đầu cho con để tránh mồ hôi nhiều gây kích ứng da và khiến bé bị nhiễm lạnh
      Nếu cần tư vấn gì thêm, bạn có thể gọi điện đến tổng đài: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé sớm giảm tiết mồ hôi!

  2. Chiều, :

    Bé trai nhà mình năm nay 28 tháng tuổi, cháu thường ra nhiều mồ hôi khi ngủ ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Chiều,
      Không biết tình trạng trên bắt đầu xảy ra từ khi nào? Ngoài đổ nhiều mồ hôi thì bé có quấy khóc, hay thức giấc giữa đêm không?
      Ra nhiều mồ hôi khi ngủ, còn gọi là chứng ra mồ hôi trộm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đây là tình trạng khá phổ biến, do hệ thần kinh thực vật của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên không đáng phải lo ngại. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt một số chất như vitamin D3, canxi… Trong trường hợp này, trẻ ra nhiều mồ hôi kèm theo các triệu chứng khác như ngủ không yên, hay dậy quấy khóc, rụng tóc vành khăn…
      Ra nhiều mồ hôi kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…; các bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy và khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, chán ăn, chậm lớn… do mất nhiều nước và chất điện giải. Chính vì vậy, nếu tình trạng này xảy ra liên tục, bạn nên thu xếp thời gian đưa bé đến các bệnh viện nhi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi và có hướng khắc phục phù hợp.
      Bên cạnh đó, để giảm lượng mồ hôi của bé, bạn và gia đình nên chú ý:
      – Bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé, cho bé tắm nắng 15 -20 phút/ ngày vào buổi sáng
      – Cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng giữa 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Nên cho bé ăn các thực phẩm có tính mát như rau xanh, hoa quả và hạn chế các thức ăn cay, nóng
      – Cho bé uống nhiều nước, lượng nước tùy thuộc vào theo cân nặng và nhu cầu của bé
      – Giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát, sạch sẽ bằng cách: Mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi tốt; thường xuyên lau khô mồ hôi cho bé; điều chỉnh lại nhiệt độ phòng ngủ hợp lý…
      Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về chứng ra mồ hôi trộm và chế độ dinh dường để khắc phục trong các bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tre-ra-mo-hoi-trom-phai-lam-sao-nguyen-nhan-do-dau.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sức khỏe!

  3. Khả Nhi, :

    Thưa bác sĩ Bé nhà tôi bị đổ mồ hôi khắp người Tôi đụng vào tay chân bé thì có cảm giác không có chất nhờn đầu bé ra hơi nóng và đế còn bị ngứa ngáy vào ban đêm

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Khả Nhi,
      Ra nhiều mồ hôi ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiệt độ môi trường quá cao, thiếu canxi hay do hệ thần kinh thực vật của trẻ chưa phát triển toàn diện… Bạn nên sớm đưa bé đi khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
      Khi mồ hôi tiết ra nhiều, bề mặt da sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh về da như tình trạng ngứa ngáy của bé nhà bạn. Vì vậy bạn nên giúp bé lau khô những vùng da thường xuyên tiết mồ hôi, kèm theo đó là mặc những bộ quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt để giảm tình trạng ẩm ướt trên bề mặt da của bé.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, cháu hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972 032 029 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  4. Hoàn, :

    Tư vấn giúp em về việc đổ nhiều mồ hôi khi vận động nhiều, vận động mạnh

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoàn,
      Ra mồ hôi nhiều khi vận động mạnh, vận động nhiều là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình bị ra mồ hôi nhiều hơn hẳn những người xung quanh khi vận động cùng cường độ, cùng môi trường thì có khả năng bạn đang gặp phải chứng bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/ra-nhieu-mo-hoi-khi-tap-duc-tai-sao-va-khac-phuc-nao.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tong-quan-ve-benh-ra-mo-hoi-nhieu-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-tri.html
      Hiện tại, nếu mồ hôi ra quá nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục phù hợp. Trước mắt, để giảm bớt mồ hôi, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn dưới đây:
      – Hạn chế đồ ăn cay nóng,
      – Tránh thức khuya, lo lắng căng thẳng quá mức
      – Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước
      – Tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày như Yoga, thiền để giảm áp lực tâm lý và nâng cao sức khỏe của bản thân.
      Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm giảm tiết mồ hôi!

  5. Ngoc Bích. :

    em vận động ít cũng đổ mồ hôi nhiều.cho em hỏi việc đổ mồ hôi như vậy có ảnh hưởng đến việc mọc mụn ở mặt và lưng không ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Ngọc Bích,
      Tình trạng ra nhiều mồ hôi ngay cả khi ít vận động của bạn có khả năng cao do chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật gây nên. Đây là chứng bệnh khá nhiều người gặp phải. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng việc mồ hôi tiết ra quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut, nấm phát triển trên da gây ngứa, mọc mụn, viêm da, nấm da,…đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày, gây mất tự tin trong các mối quan hệ.
      Tuy căn bệnh này rất khó trị khỏi hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể giảm lượng mồ hôi tiết ra bằng cách thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như:
      – Hạn chế đồ ăn cay nóng,
      – Tránh thức khuya, lo lắng căng thẳng quá mức
      – Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước
      – Tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày để nâng cao sức khỏe của bản thân.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm giảm tiết mồ hôi!