Tụt huyết áp là khi huyết áp giảm thấp đột ngột khiến áp lực bơm máu của tim cũng bị giảm sút. Hệ quả của tình trạng này là các cơ quan, đặc biệt là não bộ sẽ bị thiếu hụt một lượng oxy và dinh dưỡng để duy trì hoạt động. Chính vì vậy, các cơn chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm… có thể xuất hiện thường xuyên.
Tụt huyết áp không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà trong một số trường hợp nó có thể trở nên rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Vậy, tụt huyết áp nên làm gì? Bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Việc đầu tiên cần làm trước khi bắt tay vào xử trí, đó là học cách nhận biết cơn tụt huyết áp ngay khi mới xảy ra. Các triệu chứng thường gặp khi bị tụt huyết áp, đó là chóng mặt, choáng váng, đột nhiên mắt mờ (mặt mũi tối sầm), vã mồ hôi lạnh, chân tay lạnh toát, cảm giác không tỉnh táo, buồn nôn, nôn mửa, da tái nhợt đi…
Ngay khi gặp phải các triệu chứng này, đặc biệt đối với những người đã bị tụt huyết áp nhiều lần thì người bệnh cần bình tĩnh và xử trí theo hướng sau:
– Bước 1: Từ từ ngồi hoặc nằm xuống một vị trí bằng phẳng, tốt nhất là nằm xuống và gác chân lên cao, còn nếu ngồi thì hãy ngồi ở tư thế ôm lấy hai chân và cúi đầu giữa hai đầu gối. Tư thế này sẽ giúp máu từ chân trở về não bộ dễ dàng hơn, từ đó huyết áp được phục hồi nhanh chóng hơn, đồng thời cũng hạn chế được nguy cơ gặp phải các tai nạn, chấn thương do té ngã.
Tư thế khi bị tụt huyết áp giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn
– Bước 2: Hãy nhờ những người thân hay người xung quanh giúp đỡ để lấy cho bạn uống một cốc nước trà gừng ấm, một cốc nước sâm, nước nho hay một loại nước gì đó có vị ngọt hoặc mặn. Nếu không có thì có thể thay thế bằng hai cốc nước đun sôi để nguội (khoảng 400 – 450ml nước).
– Bước 3: Nằm nghỉ cho tới khi huyết áp bình thường trở lại mức bình thường. Trong lúc nằm nghỉ có thể nhờ người thân day hai bên thái dương.
Sau khi đã cảm thấy khỏe lại, nếu người bệnh muốn đứng lên thì cũng cần thực hiện hết sức từ từ để tránh bị tụt huyết áp trở lại.
Trên đây chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời khi tụt huyết áp xảy ra. Về lâu dài, để đẩy lùi tình trạng tụt huyết áp bền vững. Người bệnh cần áp dụng nhiều giải pháp mang tính tổng thể, bao gồm:
– Tập luyện: Mỗi ngày người bệnh nên vận động thể chất ít nhất từ 30 phút đến 1 giờ bằng các hình thức như đi bộ, chơi các môn thể thao, tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với người có thể trạng yếu thì không nên tập quá sức, quan trọng là duy trì thực hiện đều đặn.
– Ăn uống:
+ Nên ăn uống điều độ, tăng cường thực phẩm bổ dưỡng như cá, gan động vật, tôm, cua, trứng gà, rau bina, đậu tương…
+ Giảm bớt thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như cháo, bún, bánh mì, bánh quy…
+ Các bữa ăn nên chia nhỏ để cơ thể dễ hấp thu
+ Nên nghỉ ngơi từ 30 phút – 1 giờ sau mỗi bữa để tránh hiện tượng tụt huyết áp sau ăn
+ Có thể ăn mặn hơn một chút nếu bạn không mắc bệnh tim mạch
– Sử dụng viên uống thảo dược: Không như các thuốc tây y chỉ giúp hạn chế tình trạng tụt huyết áp tạm thời, sử dụng thảo dược tuy tác dụng chậm hơn nhưng hiệu quả lại bền vững hơn rất nhiều. Một số thảo dược thường được khuyến cáo sử dụng nhất trong điều trị tụt huyết áp đó là:
+ Đương quy (Quy đầu) với tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, thúc đẩy các tế bào cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạnh hoạt động hiệu quả hơn
+ Xuyên tiêu, Ích trí nhân: Thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa.
Áp dụng các giải pháp đồng bộ như trên sẽ là giải pháp tổng thể giúp đẩy lùi tình trạng tụt huyết áp một cách bền vững, hiệu quả.
DS Ngọc Hải
Nguồn tham khảo: http://www.webmd.com/heart/tc/low-blood-pressure-hypotension-topic-overview#1
Tin liên quan
Viết bình luận