Bệnh tăng động

Tự kỷ tăng động là gì? Mọi thông tin cha mẹ nên biết để dạy con!

Ngày đăng: 25 Tháng Chín, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Nhiều năm trước đây, các nhà khoa học vẫn tin rằng tự kỷ và tăng động là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ tăng động có biểu hiện tự kỷ chiếm khoảng 66%, trong khi đó có 1/2 số trẻ tự kỷ mắc kèm triệu chứng tăng động giảm chú ý, tình trạng này còn được gọi là tự kỷ tăng động. Vậy tự kỷ tăng động là gì? Nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Tự kỷ tăng động là gì?

Tự kỷ tăng động là một trong các dạng rối loạn tự kỷ, thường khởi phát ở trẻ 2 – 3 tuổi. Ở những trẻ này, ngoài biểu hiện của tự kỷ, còn có những hành vi bất thường như nghịch ngợm quá mức, thiếu tập trung chú ý và bốc đồng, nóng nảy. Tình trạng này thường khó điều trị hơn nhiều và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý và các kỹ năng xã hội của trẻ.

Tự kỷ tăng động là gì? Đây là một dạng rối loạn tự kỷ có kèm biểu hiện tăng động

Triệu chứng tự kỷ tăng động ở trẻ

Mỗi trẻ tự kỷ tăng động đều có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên đa phần đều có thể xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

– Khả năng tương tác xã hội kém: Trẻ chỉ thích chơi một mình, khó kết giao bạn bè, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và hạn chế chia sẻ với gia đình, người thân.

– Chậm phát triển ngôn ngữ: Ít giao tiếp bằng mắt, vốn từ ngữ hạn hẹp, chậm nói, nói ngọng hoặc thường xuyên nói những câu từ vô nghĩa, lặp lại nhiều lần.

– Hành vi rập khuôn, sở thích thu hẹp: Trẻ có hành vi bất thường lặp lại nhiều lần như kiễng chân, đi vòng tròn,… hoặc thường thích duy nhất một sự vật, sự việc nào đó, chẳng hạn như chỉ quan tâm đến chi tiết thay vì để ý tới tổng thể.

– Mất tập trung, chú ý: Trẻ ít tập trung, chú ý ngay cả khi đang trò chuyện trực tiếp với cha mẹ, thầy cô. Tuy nhiên, đôi khi lại có thể tập trung “cao độ” vào một việc nào đó cảm thấy thích.

– Nóng nảy, bốc đồng: Trẻ thường không suy nghĩ trước khi hành động và khó đánh giá được mức độ nguy hiểm của sự việc. Trẻ cũng khó kiểm soát được cảm xúc của mình, dễ nổi nóng, cáu gắt vô cớ.

– Nghịch ngợm, hiếu động thái quá: Thường xuyên chạy nhảy, luôn tay luôn chân, thích quậy phá người khác.

Trẻ tự kỷ tăng động thường chậm phát triển ngôn ngữ

Tự kỷ tăng động có nguy hiểm không?

Tự kỷ tăng động được xếp vào nhóm bệnh gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng với trẻ. Bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của não bộ và gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống, tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ.

Trẻ tự kỷ tăng động thường gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải thông tin, lời nói, cử chỉ, hành động và nét mặt để người khác có thể thấu hiểu. Và tất nhiên điều này gây cản trở lớn tới việc sinh hoạt, học tập, thậm chí khiến trẻ không thể tự chăm sóc bản thân, lệ thuộc vào gia đình cũng như mọi người xung quanh.

Không chỉ vậy, những trẻ này thường không ý thức được việc làm của mình, chúng có thể thực hiện những hành động nguy hiểm như: trèo lên cao rồi nhảy xuống, đột ngột lao ra đường,… Thậm chí, trẻ có thể tự làm tổn thương chính mình như đập đầu vào tường, cấu véo tay chân,…

Chứng bệnh này cũng khiến trẻ sống khép kín, thu mình trong một thế giới do trẻ tự tưởng tượng ra mà không ai có thể xâm phạm. Trẻ rất khó hòa nhập với mọi người xung quanh, không có bạn bè, ít người sẻ chia, dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, vậy nên trẻ rất dễ vô thức tìm đến cái chết bởi không có năng lực tự kiểm soát và bảo vệ bản thân.

Tự kỷ tăng động ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tâm lý của trẻ

Các phương pháp điều trị chứng tự kỷ tăng động ở trẻ

Điều trị tự kỷ tăng động sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những trẻ chỉ tăng động giảm chú ý hoặc tự kỷ đơn thuần. Tuy nhiên, hiện nay phác đồ chung vẫn là dùng thuốc kết hợp với giáo dục hành vi và các sản phẩm bổ trợ.

Thuốc tây

Một số loại thuốc như thuốc an thần (diazepam,…), thuốc chống trầm cảm (amitriptiline, melipramin…), thuốc điều trị tăng động giảm chú ý (methylphenidate, amphetamine…),… được bác sĩ lựa chọn nhằm giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn.

Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, suy giảm chức năng gan – thận,… do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho trẻ sử dụng.

Giáo dục hành vi

Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị tự kỷ tăng động ở trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần sớm thực hiện trị liệu hành vi cho trẻ bao gồm: Trị liệu ngôn ngữ, cảm xúc, cải thiện khả năng nhận thức, tư duy và rèn luyện kỹ năng sống,… nhằm giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe mà còn giúp trẻ cải thiện hiệu quả triệu chứng tự kỷ tăng động, do vậy cha mẹ nên:

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

– Tăng cường các loại quả mọng chứa nhiều vitamin A như táo, xoài, dưa đỏ, khoai lang, rau có màu xanh,…

– Chú trọng thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, hạt điều,…

– Tạo lập những thói quen tốt cho trẻ như: ăn ngủ đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,…

Trẻ tự kỷ tăng động nên được bổ sung thực phẩm giàu Omega 3

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo kết hợp cùng các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương. Bởi những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn an tâm thần, cân bằng hoạt động dẫn truyền thần kinh, giúp trẻ kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi và cải thiện hiệu quả sự nghịch ngợm, hiếu động, thiếu tập trung chú ý, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Cha mẹ nên tìm hiểu và sử dụng sớm sản phẩm chứa các thảo dược này để hỗ trợ điều trị cho con được hiệu quả.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát chứng tự kỷ tăng động ở trẻ

Cách phân biệt giữa trẻ tự kỷ và tăng động

Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh đã không còn thắc mắc “tự kỷ tăng động là gì?” đồng thời lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất giúp con sớm cải thiện chứng bệnh này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận