Bệnh tăng động

Tự kỷ tăng động: Những nhầm lẫn tai hại cha mẹ nên chú ý!

Ngày đăng: 23 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (2 bình chọn)

Sự bận bịu với công việc, mối lo cơm áo gạo tiền đã khiến nhiều cha mẹ không còn đủ thời gian để dành cho con cái. Nhiều khi để con một mình xem điện thoại, tivi và giao phó con cho người giúp việc, lại chính là căn nguyên làm xuất hiện chứng tự kỷ tăng động ở con. Thực tế, tự kỷ và tăng động là hai chứng bệnh khác nhau nhưng đôi khi lại có những điểm tương đồng, điều này làm cho nhiều người nhầm lẫn và lựa chọn không đúng cách trị cho con. Bởi vậy, để rõ hơn về những vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trước tiên hãy tìm hiểu qua khái niệm về chứng tự kỷ tăng động

Tự kỷ tăng động là hai hội chứng rối loạn thần kinh khác nhau và có thể hoàn toàn khắc phục được nếu phát hiện, điều trị đúng hướng ngay từ khi trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi.

Tự kỷ là sự rối loạn phức tạp liên quan đến những khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội về ngôn ngữ và cử chỉ khi bắt tay, khoác vai, khó khăn khi giao tiếp bằng mắt với đối phương, đồng thời các hành vi cũng trở nên cứng nhắc, lặp đi lặp lại

Tăng động hay tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đặc trưng về sự hiếu động, bốc đồng quá mức, hành vi và cảm xúc thể hiện thái quá, trong khi khả năng tập trung chú ý lại rất kém.

Hội chứng tự kỷ tăng động có những điểm giống nhau như thế nào?

Dấu hiệu của hai hội chứng tự kỷ tăng động có khá nhiều điểm tương đồng làm cho các bậc cha mẹ có thể nhầm lẫn như:

– Khả năng tập trung và chú ý vào công việc: trẻ tự kỷ và tăng động thường lơ đễnh, không chú tâm vào công việc như làm bài, nghe giảng,… Tuy nhiên khi gặp các vấn đề mà trẻ quan tâm yêu thích thì lại tập trung quá mức như đồ chơi, xem phim…

Hội chứng tự kỷ tăng động ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ

– Khó kiểm soát về hành vi: trẻ thường nghịch ngợm quá mức, đôi khi hành động không quan tâm đến hậu quả như leo trèo ở những chỗ nguy hiểm hay lao qua đường nhiều xe, ở tình trạng nặng của bệnh trẻ có thể tự gây ra thương tích cho chính mình hay người khác.

– Đối với tính cách và lối sống: trẻ phản ứng thái quá với những điều bé không thích nghe như tiếng trời mưa, tiếng báo thức, tiếng mèo kêu,… hay nhìn những thứ chói chang như ánh nắng, đèn pha ô tô… phản ứng của trẻ đơn thuần có thể là khóc nhưng có thể dữ dội làm tổn thương chính mình như đập đầu vào tường, tự cào xé tay chân,…

– Khả năng giao tiếp xã hội: Điểm chung của hai hội chứng tự kỷ tăng động đều giao tiếp kém, khó khăn trong việc kết bạn và hòa nhập với môi trường mới, do trẻ không biết những quy tắc, cách tiếp cận hay khả năng trao đổi thông tin thông thường.

– Cả 2 hội chứng bệnh tử kỷ tăng động đều có thể điều trị bằng phương pháp giáo dục hành vi và hiệu quả nhất là khi trẻ dưới 6 tuổi chưa hình thành tính cách rõ ràng. Việc kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược an toàn với trẻ như An Tức Hương, Câu Đằng… là các dược liệu quý có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm bớt những kích thích quá mức, điều chỉnh hành vi và cảm xúc cho trẻ tốt hơn.

Các sản phẩm từ thảo dược được ưu tiên với các bé dưới 6 tuổi

Xem thêm: Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa xác định được con mình bị tự kỷ tăng động hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0972.032.029, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn

Điểm khác biệt giữa hai hội chứng tự kỷ, tăng động cha mẹ cần biết

Tuy có nhiều điểm giống nhau, nhưng cha mẹ vẫn có thể phân biệt rõ ràng qua những điểm khác nhau nếu chú ý quan sát kỹ con mình:

 

Hội chứng tăng động

Hội chứng tự kỉ

Khái niệm

– Là tình trạng phát triển thần kinh khiến trẻ khó tập trung, chú ý, ngồi yên và kiềm chế sự bốc đồng

– Là tình trạng rối loạn hệ thần kinh dẫn đến những rắc rối cho trẻ như kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp và tư duy.

Khả năng giao tiếp

– Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ ánh mắt vẫn bình thường như cười, nói, vẫy tay, ôm…

– Đôi khi gặp tình trạng thái quá như nói quá nhiều, chen ngang và ngắt lời các cuộc trò chuyện hoặc đôi khi lơ đễnh không chú ý vào cuộc trò chuyện như không hiểu nội dung, không để ý khi nhắc đến tên…

– Hầu như không có khả năng tiếp nhận và hiểu thông tin thông qua ngôn ngữ cử chỉ như không bao giờ nhìn vào mắt đối phương, thấy khó chịu với các tiếp xúc vật lý như ôm, khoác vai…         

Hành vi

– Trẻ luôn chuyển động không chịu ngồi  yên, di chuyển không biết mệt mỏi hay gặp khó khăn trong việc ngồi yên, chờ đợi

– Trẻ không thích chơi một mình

– Trẻ có hành vi lặp đi lặp lại, có những hành vi dập khuôn quá mức như xếp đồ chơi thành dãy dài, vỗ tay đập đầu vào tường,…

– Trẻ luôn thích thu mình trong thế giới riêng

– Thích lặp lại các thói quen, nghi thức rất khó để thay đổi

Trí tuệ

– Trí tuệ vẫn bình thường đôi khi có trạng thái không tập trung lơ đễnh nhưng vẫn hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của chính mình cũng như người khác

– Có vấn đề với việc thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của chính mình và người khác

– Nhận thức không rõ ràng về an toàn và nguy hiểm như có thể tự làm mình đau

Ảnh hưởng của yếu tố môi trường

– Khi được khen thưởng, phần thưởng hoặc tác động tích cực thường trẻ sẽ hứng thú và tích cực thực hiện.

– Việc khen thưởng tuyên dương hay khuyến khích không làm trẻ tích cực hay quan tâm đến công việc đó hơn.

Khả năng tập trung

Có 3 trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý:

– Hoạt động bốc đồng quá mức tuy nhiên khả năng tập trung vẫn bình thường.

– Trẻ thiếu sự tập trung chú ý chóng chán.

– Trẻ có cả 2 triệu chứng trên.

– Đối với một vấn đề trẻ yêu thích đam mê thì khả năng tập trung rất cao đôi lúc cao hơn người bình thường.

– Đôi khi quá tập trung vào một suy nghĩ hay công việc hoặc một sở thích và không bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Điều trị

Thuốc điều trị:

– Nhóm thuốc kích thích (Stimulants): Methylphenidate, Dexedrine…

– Nhóm thuốc không kích thích: atomoxetine, guanfacine.

– Nhóm thuốc chống trầm cảm.

– Sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng động từ thảo dược.

– Chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh tự kỉ mà chủ yếu dùng phương pháp giáo dục hành vi và các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược.

Xem thêm: Bài test chẩn đoán tăng động giảm chú ý chính xác ngay tại nhà

Từ những nội dung trên đây, chúng tôi hi vọng có thể cung cấp cho các bậc cha mẹ những kiến thức cơ bản nhất về hội chứng tự kỷ tăng động, để sớm phát hiện và phân biệt được tình trạng bệnh của trẻ, từ đó có những liệu pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả tiêu cực trong tương lai khi các bé đã trưởng thành.

Ds. Đặng Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/add-adhd/the-difference-between-adhd-and-autism

https://www.healthline.com/health/adhd/autism-and-adhd

https://www.additudemag.com/autism-vs-adhd-symptoms-in-children/

Viết bình luận