Cho đến nay, thiếu máu cơ tim vẫn là một bài toán nan giải đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra cách chữa tối ưu nhất. Mặc dù chưa thể điều trị triệt để căn bệnh này nhưng với những cách điều trị thiếu máu cơ tim sẵn có dưới đây, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Mục lục
Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim bao gồm:
– Aspirin: Aspirin là loại thuốc làm loãng máu được dùng phổ biến nhất để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim. Trong quá trình dùng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như chảy máu cam, tiểu ra máu; xuất huyết, bầm tím dưới da… Hãy theo dõi các triệu chứng này và thông báo với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh thuốc khi cần thiết.
– Nitrat: Nhóm thuốc này giúp làm thư giãn động mạch vành, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim, nhờ đó giúp làm giảm đau thắt ngực và giảm khối lượng công việc cho tim.
– Thuốc chẹn beta: giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, nhờ đó máu có thể lưu thông đến tim dễ dàng hơn.
– Thuốc chẹn kênh canxi: giúp thư giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến nuôi tim. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim và giảm khối lượng công việc cho tim.
– Thuốc giảm cholesterol máu: giúp làm giảm cholesterol lắng đọng tại thành động mạch vành. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm statin, niacin, fibrat và nhựa hấp thụ axit mật…
– Thuốc ức chế men chuyển (ACE): giúp giãn mạch máu và hạ huyết áp. Nhóm thuốc này còn được chỉ định cho người bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường ngoài thiếu máu cơ tim cục bộ. Nếu người bệnh gặp phải tác dụng ho khan, phù mạch nghiêm trọng khi dùng thuốc ức chế men chuyển, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn thụ thể angiotensin II để thay thế.
– Ranolazine (Ranexa): giúp giãn động mạch vành để làm giảm đau thắt ngực. Ranolazine thường được kê đơn cùng với các loại thuốc trị đau thắt ngực khác, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta hoặc nitrat…
Cách điều trị thiếu máu cơ tim bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất
Ngoài thuốc tây theo đơn, sử dụng thảo dược Đông y đã và đang trở thành giải pháp điều trị được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyến cáo áp dụng. Theo đó, người bệnh cần lựa chọn những thảo dược có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, chống cục máu đông và ngăn xơ vữa động mạch phát triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn.
Những công dụng này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Điển hình như nghiên cứu của Đại học Western Ontario, London về Bồ hoàng cho thấy, thảo dược này có tác dụng hạ mỡ máu theo nhiều cơ chế khác nhau. Bên cạnh đó, Bồ hoàng còn có khả năng kháng viêm và ức chế mảng xơ vữa phát triển theo nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc. Về Đỏ ngọn, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Sinh – Y – Dược học (Học viện Quân y) đã tìm thấy nhóm chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm giúp bảo vệ động mạch, chống xơ vữa của thảo dược này.
Người bệnh có thể dùng Bồ hoàng, Đỏ ngọn dưới dạng hãm sắc hoặc sử dụng các sản phẩm bào chế dưới dạng viên nén chứa đầy đủ các loại thảo dược này để bổ trợ cùng thuốc tây giúp tăng cường hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng.
Xem thêm:
Sản phẩm thảo dược dạng viên uống chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn cho người bệnh thiếu máu cơ tim
Nếu mạch vành tắc nghẽn nghiêm trọng (trên 70%) và dùng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh cần được nong mạch và đặt stent. Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông có gắn bóng nong luồn từ bẹn hoặc cổ tay của bệnh nhân đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn. Sau đó, bóng nong sẽ được thổi phồng để nén mảng xơ vữa lại, một stent sẽ được đưa vào để ngăn động mạch tắc hẹp trở lại.
Trong những trường hợp có nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc xơ vữa rải rác tại nhiều điểm trên động mạch thì sẽ rất khó điều trị bằng nong mạch vành. Một giải pháp thay thế tối ưu cho những trường hợp này là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành tim. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch của chính người bệnh để cấy ghép, tạo cầu nối song song với đoạn mạch bị xơ vữa. Từ đó sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn thứ cấp để máu có thể đến nuôi cơ tim mà không bị cản trở.
Cách điều trị thiếu máu cơ tim không xâm lấn này có thể được áp dụng khi các phương pháp khác không còn hiệu quả. Những vòng vải được quấn quanh chân người bệnh sẽ được thổi phồng nhẹ bằng không khí sau đó làm xẹp xuống (tương tự như vòng đo huyết áp), từ đó sẽ tạo áp lực lên mạch máu nhằm cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực. Người bệnh cần được trị liệu từ 1 – 2 giờ mỗi ngày, duy trì 5 ngày/tuần liên tục trong 7 tuần.
Thay đổi lối sống là chìa khóa để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh thiếu máu cơ tim tiến triển nặng hơn. Giải pháp này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả và an toàn hơn so với bất kỳ phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật mà không có bất kỳ chống chỉ định nào. Người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống như sau:
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh thiếu máu cơ tim. Bởi các độc chất trong khói thuốc như nicotine, carbon monoxide có thể gây co thắt mạch máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn, làm giảm lượng oxy trong máu và gây hư tổn mạch máu – yếu tố khởi phát bệnh thiếu máu cơ tim. Chính vì vậy, bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc là một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim.
Bạn cần phải tính đến cả số lượng và loại thực phẩm trong thực đơn hằng ngày. Thứ nhất, bạn nên duy trì cân nặng phù hợp theo độ tuổi và chiều cao của mình. Thứ hai, bạn hãy tuân theo một chế độ ăn với nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và cá. Về nguồn đạm, bạn nên ưu tiên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, hải sản, cá tươi vì chúng có hàm lượng chất béo thấp hơn so với các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu… Ngoài ra, bạn cũng cần cắt giảm muối, đường khi nêm nếm đồ ăn và hạn chế những thực phẩm có trữ lượng muối, đường cao.
Người bệnh thiếu máu cơ tim cần duy trì chế độ ăn uống khoa học
Tập thể dục giúp cải thiện chức năng bơm máu của tim, tăng cường thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, tập luyện thường xuyên còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường… Bạn không cần phải thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao, hãy chọn những bài tập vừa sức mà bạn yêu thích để luyện tập ít nhất 30 phút/ngày, duy trì 5 lần/tuần.
Những cơn đau tim, đau thắt ngực thường bị kích hoạt bởi các tình huống căng thẳng, lo âu hay những cú sốc tâm lý. Điều quan trọng là bạn phải học cách thư giãn và dành một phần thời gian mỗi ngày để giải tỏa stress. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để tự giải quyết vấn đề của mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.
Người bệnh thiếu máu cơ tim chỉ nên uống 2 ly rượu vang mỗi ngày đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ. Việc tiêu thụ đồ uống có cồn có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bạn, khiến tình trạng bệnh thiếu máu cơ tim trở nên xấu đi.
Bạn cần điều trị tốt các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao… bằng cách dùng thuốc và tái khám định kì để đảm bảo kiểm soát các yếu tố nguy cơ này.
Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của bạn để chỉ định cách điều trị thiếu máu cơ tim phù hợp. Điều bạn cần làm là tuân thủ y lệnh và nâng cao ý thức điều chỉnh lối sống để giữ sức khỏe luôn ổn định; phòng tránh các biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh thiếu máu cơ tim
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthgrades.com/right-care/heart-health/ischemic-heart-disease#:~:text=Drug%20therapy%20is%20commonly%20used,agents%20such%20as%20ranolazine%20(Ranexa)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/diagnosis-treatment/drc-20350619
Tin liên quan
Viết bình luận