Bệnh tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý kém thông minh: Nhận định này đúng không?

Ngày đăng: 8 Tháng Ba, 2019
5/5 - (4 bình chọn)

Thực tế, IQ hay chỉ số thông minh của trẻ tăng động giảm chú ý vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, trẻ tăng động giảm chú ý ắt hẳn sẽ kém thông minh, nhưng cũng có người ủng hộ với quan điểm “trí thông minh và tăng động giảm chú ý không liên quan đến nhau.” Vậy đâu mới là kết luận chính xác?

Trẻ tăng động giảm chú ý có kém thông minh không?

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chỉ số IQ thấp có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả những trẻ có hoặc không có tăng động giảm chú ý. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy: “Rất nhiều trẻ tăng động giảm chú ý có chỉ số IQ từ 120 trở lên hoặc nằm trong top 9% dân số thế giới những người thông minh nhất.”

Tuy nhiên, đa phần trẻ tăng động đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ, xử lý thông tin. Đồng thời, chính sự thiếu tập trung chú ý, nghịch ngợm quá mức khiến trẻ dễ bỏ lỡ nhiều bài học quan trọng, dẫn đến kết quả học tập kém hơn trẻ khác, thậm chí nhiều người đánh giá khả năng tư duy của trẻ tăng động giảm chú ý chậm hơn 2 – 3 tuổi so với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng, điều này không thể khẳng định rằng trẻ tăng động giảm chú ý kém thông minh bởi vì với những công việc yêu thích, trẻ hoàn toàn có thể phát huy sự sáng tạo và tập trung hơn hẳn những trẻ khác.

Và một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học năm 2011 đã “phá vỡ” mọi nghi vấn về trí thông minh của trẻ tăng động: “Chỉ số thông minh và chứng tăng động giảm chú ý là hai vấn đề riêng biệt, không hề liên quan đến nhau”. Do vậy, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng bởi trẻ tăng động giảm chú ý vẫn có thể rất thông minh và thành công nếu biết cách khai thác ưu điểm, tài năng của trẻ.

Trẻ tăng động giảm chú ý vẫn có thể rất thông minh và thành công trong sự nghiệp

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý?

Liệu pháp giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên trong điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Đây là phương pháp dùng lời nói, hành động để giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, đồng thời cải thiện khả năng, tập trung, ghi nhớ giúp trẻ học hành tốt hơn. Khi thực hiện liệu pháp này, phụ huynh cân tuân thủ 6 nguyên tắc sau:

Lập kế hoạch chi tiết cho trẻ tăng động giảm chú ý

Một kế hoạch chi tiết, khoa học với các mốc thời gian cho từng công việc cụ thể chẳng hạn như thời gian ăn uống, đi ngủ, thức giấc, học bài, giải trí… sẽ giúp trẻ tập trung, chú ý và rèn luyện kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc.

Thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ

Khi thấy trẻ có những hành động đúng đắn, bạn nên tán dương trẻ bằng những lời khen ngợi: “con làm rất tốt, cha mẹ tự hào về con!” hoặc dùng những phần thưởng nhỏ như “một buổi đi chơi cùng cha mẹ hay món ăn con yêu thích”… nhằm khích lệ trẻ tiếp tục làm nhiều điều tốt hơn.

Phân tích hậu quả cho những lỗi sai của trẻ

Trao đổi với trẻ về những hậu quả mà trẻ phải chịu khi làm sai, chẳng hạn như: “nếu con không ngoan ngoãn ăn cơm, chiều nay mẹ sẽ không làm món thịt kho mà con thích nữa.” Điều này sẽ giúp trẻ tự nhận thức về những hành động của mình và không phạm sai lầm vào những lần sau.

Đưa ra những yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng

Cha mẹ cần đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn, đơn giản và cụ thể hóa mọi nhiệm vụ của trẻ, ví dụ bạn muốn con sắp xếp lại giá sách của mình, bạn có thể yêu cầu: “con hãy xếp sách ở tầng 1, sau đó xếp truyện ở tầng 2 nhé”.

Trao đổi với thầy cô để cùng dạy trẻ tăng động tốt hơn

Cha mẹ nên chia sẻ với thầy cô về vấn đề trẻ đang gặp phải và cùng nhau tìm cách dạy trẻ. Để tăng khả năng tập trung, bạn có thể xin giáo viên cho con lên bàn đầu ngồi nhằm tránh những phiền nhiễu từ bạn bè, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia xây dựng bài cũng như tương tác với bạn bè trong lớp.

Tạo lập một không gian yên tĩnh giúp trẻ tập trung, chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý khá nhạy cảm với âm thanh, kể cả tiếng động nhỏ. Do vậy, bạn cần tạo không gian thật sự yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn, không để tivi, máy tính, điện thoại gần nơi trẻ học nhằm giúp trẻ có thể tập trung hơn.

Cha mẹ nên tạo một không gian học tập yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn cho trẻ

Mặc dù, liệu pháp hành vi khá hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của trẻ tăng động giảm chú ý, nhưng cần kiên trì lâu dài, ít nhất là 1 – 2 năm. Do vậy để rút ngắn thời gian điều trị, giúp trẻ nhanh kiểm soát hành vi, cảm xúc, tăng khả năng tập trung, chú ý,  và cải thiện tư duy, trí nhớ, các nhà khoa học khuyến khích cha mẹ nên kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược như An tức hương, Câu đằng.  Bởi lẽ những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần mà còn có khả năng kích thích não bộ tăng sinh chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện, nhờ đó giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động và tập trung hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

9 nguyên tắc về chế độ ăn uống cho trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể phát huy năng lực cá nhân và khắc phục mọi khó khăn để trở thành con ngoan, trò giỏi cũng như thực hiện mọi ước mơ của mình nếu được cha mẹ, thầy cô hỗ trợ đúng cách. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/adhd-and-iq-the-effect-of-attention-deficit-and-hyperactivity-on-intelligence/

https://www.additudemag.com/low-iq-in-adhd-adults-may-not-reflect-intelligence/

https://www.healthline.com/health/adhd/iq-adhd#adhd-and-iq

https://www.additudemag.com/adhd-and-high-intelligence-iq-plus-attention-issues/

Viết bình luận