Bệnh tăng động

Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? 7 dưỡng chất cần bổ sung ngay!

Ngày đăng: 21 Tháng Tám, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ dưỡng chất chính là nguyên nhân hàng đầu khiến con thường xuyên bị trằn trọc, khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm. Vậy trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Điểm danh 7 dưỡng chất cần bổ sung ngay cho con tại bài viết sau!

Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Cha mẹ đã nắm rõ?

Chắc hẳn việc “trẻ em khó ngủ thiếu chất gì” là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh khi con yêu thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ về đêm và mệt mỏi, uể oải mỗi khi thức giấc. Dưới đây là những dưỡng chất quan trọng mà cha mẹ nên sớm biết để bổ sung kịp thời cho con:

Canxi

Thiếu canxi không chỉ làm chậm quá trình phát triển xương khớp của trẻ, gây mỏi cơ, nhức xương mà còn có thể kích thích hoạt động điện não, khiến trẻ khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc và dễ bị giật mình khi ngủ.

Giải pháp: Bổ sung ngay các loại thực phẩm giàu canxi như rau có màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn…); đậu nành và các chế phẩm từ đậu; sữa chua, pho mát, sữa giàu canxi; các loại hải sản (tôm, cá, cua, ghẹ…).

Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Canxi là một chất thường bị thiếu hụt khi trẻ khó ngủ

Bổ sung thực phẩm giàu Canxi giúp trẻ cải thiện giấc ngủ tốt hơn

Vitamin D

Vitamin D là chất quan trọng hỗ trợ cho việc hấp thu canxi, bởi vậy khi bị thiếu hụt sẽ làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể và gây ra các biểu hiện tương tự như thiếu canxi.

Giải pháp: Cho trẻ tắm nắng 10 – 30 phút/ngày để hấp thụ vitamin D và tăng cường các bữa ăn với cá, lòng đỏ trứng, sữa,…

Magie

Có tác dụng kích thích sản xuất melatonin và các hormone giúp thư giãn tinh thần, điều hòa nhịp sinh học, bởi vậy khi bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ khó ngủ, uể oải, mệt mỏi.

Giải pháp: Tăng cường bổ sung các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cá, sữa,… trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm tăng hấp thu Magie.

GABA

Là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế nên khi bị thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động điện não, gây căng thẳng, lo âu, trẻ dễ bị kích động, trằn trọc, khó ngủ.

Giải pháp: GABA thường được tìm thấy nhiều trong gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ, tôm hùm, mực, thực phẩm lên men (kim chi, sữa chua,…),… Bởi vậy cha mẹ nên tăng cường bổ sung những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày cho con

Protein

Protein khi bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào trong cơ thể, làm giảm tái tạo các chất dẫn truyền thần kinh, gây rối loạn hoạt động não bộ, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn. 

Giải pháp: Bổ sung protein qua các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa, bông cải xanh, yến mạch, hạnh nhân,….

Sắt

Thiếu sắt có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng, sợ hãi, bồn chồn,….

Giải pháp: Bổ sung ngay cho con những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lườn gà, cá, trứng, bí đỏ, đậu nành, bơ,…

Trẻ em khó ngủ thiếu chất gì? Sắt là một dưỡng chất thường bị thiếu hụt khi trẻ khó ngủ

Thiếu sắt khiến trẻ thường lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, khó ngủ hơn

Kẽm  

Kẽm là dưỡng chất rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Bởi vậy, khi bị thiếu hụt sẽ khiến trẻ chán ăn, vị giác bất thường, chậm phát triển và có dấu hiệu rối loạn cảm xúc, hay khóc, dễ nổi cáu và ngủ không yên giấc.

Giải pháp: Kẽm có nhiều trong gan lợn, tôm đồng, thịt bò, hải sản, sữa, các loại hạt,… bởi vậy phụ huynh nên chú trọng tới những loại thực phẩm này cho con.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ?

Khi đã có đáp án chính xác cho câu hỏi “trẻ em khó ngủ thiếu chất gì?” cha mẹ cần nhanh chóng bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt thông qua các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ nên thay đổi lối sống khoa học để giúp con có thể ngủ ngon giấc hơn, cụ thể bạn nên:

– Thiết lập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya.

– Chuẩn bị không gian phòng ngủ thật yên tĩnh, ít ánh sáng, thông thoáng, nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.

– Cho trẻ tắm, ngâm chân với nước ấm hoặc dành thời gian để đọc sách, kể chuyện cho con nghe mỗi tối, giúp trẻ thư giãn tinh thể, dễ ngủ hơn.

– Không để trẻ ăn quá no hay quá đói hoặc uống những đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính,… nhất là thời điểm 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.

– Cho trẻ ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút/ngày, không nên ngủ quá nhiều và nên cách thời gian ngủ buổi tối từ 4 – 6 tiếng.

– Cùng con luyện tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thể và ngủ ngon giấc hơn.

– Cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên chứa Câu đằng, An tức hương. Bởi những thảo dược này đã được chứng minh có khả năng dưỡng an tâm thần, làm dịu những kích thích quá mức của não bộ, giảm căng thẳng, lo âu, bồn chồn chân tay, nhờ đó giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn, bớt mộng mị, quấy khóc.

Điểm nổi bật hơn nữa là Câu đằng và An tức hương an toàn, lành tính, không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ và không gây ngủ li bì, mệt mỏi mỗi khi thức giấc.

Sử dụng thảo dược có tính dưỡng an tâm thần giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ

Sử dụng thảo dược có tính dưỡng an tâm thần giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp trẻ cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Trẻ khó ngủ, mất ngủ: Cha mẹ nên làm gì để giúp con?

Cha mẹ biết đấy, chẳng khó để chúng ta có thể tìm được đáp án cho câu hỏi “trẻ em khó ngủ thiếu chất gì?”, điều quan trọng là chúng ta lựa chọn được những giải pháp khắc phục hiệu quả, giúp con nhanh chóng cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5675071/

https://www.kiwifamilies.co.nz/articles/lack-sleep-children-linked-poor-nutrition/

Viết bình luận