Bệnh động kinh

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải bệnh động kinh?

Ngày đăng: 16 Tháng Tám, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt là biểu hiện không hề bình thường, thậm chí, đó còn là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt, nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị co giật nhưng không sốt, chẳng hạn như:

– Rối loạn chuyển hóa: Hạ canxi máu, tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thiếu vitamin B6,… là nguyên nhân phổ biến có thể gây co giật.

– Viêm màng não: 20 – 25% trẻ viêm màng não do vi khuẩn gặp cơn co giật, nhưng tình trạng này ít xuất hiện ở trẻ viêm màng não do virus.

– Cấu trúc não bất thường: Bệnh bại não, bệnh não phẳng, dị dạng hồi não nhỏ,… là những dị tật não bẩm sinh có thể khiến trẻ em co giật nhưng không sốt.

– Bệnh động kinh: Xảy ra do sự phóng điện quá mức, đột ngột của các noron thần kinh, gây rối loạn hoạt động điện não và dẫn đến các cơn co giật. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng thường gặp nhất với tỉ lệ khoảng 60%. Ngoại trừ động kinh vắng ý thức thì hầu hết các dạng động kinh đều có biểu hiện điển hình là cơn co giật lặp lại nhiều lần, có tính chất định hình.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt Khi nào được chẩn đoán là động kinh?

Để có thể chẩn đoán trẻ em bị co giật nhưng không sốt là do bệnh động kinh, cần đáp ứng các tiêu chí sau:

– Kết quả xét nghiệm loại trừ được các nguyên nhân gây co giật khác như thiếu canxi, tụt đường huyết,…

– Đo điện não đồ thấy hình ảnh sóng bất thường.

– Các cơn co giật có tính chất định hình, tương tự nhau về mức độ, tần xuất và biểu hiện.

– Cơn co giật xuất hiện lặp lại nhiều lần (≥ 2 lần)

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt?

Điều quan trọng nhất khi thấy trẻ em bị co giật nhưng không sốt, đó là giữ bình tĩnh, không được hoảng loạn và nhanh chóng sơ cứu cho trẻ theo các bước sau:

– Bước 1: Loại bỏ tất cả các vật sắc nhọn xung quanh nơi trẻ nằm nhằm giúp trẻ tránh bị tổn thương.  

– Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên, nới lỏng quần áo để tránh đờm dãi chảy ngược vào đường thở gây khó thở.

– Bước 3: Ghi lại thời gian, đặc điểm cơn co giật để làm tư liệu giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh.

– Bước 4: Chỉ ngồi cạnh để chăm sóc trẻ, không cố gắng dùng lực kìm kẹp, giữ chặt tay chân trẻ bởi có thể gây trật khớp hoặc gãy xương rất nguy hiểm.

– Bước 5: Nếu thấy cơn co giật trên 5 phút, trẻ bất tỉnh không thể hồi phục sau cơn, hoặc trẻ gặp chấn thương ngoài ý muốn, cha mẹ đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Giải pháp tối ưu giúp ngăn chặn cơn co giật, động kinh cho trẻ

Tùy vào căn nguyên gây co giật mà sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

– Co giật do rối loạn chuyển hóa: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ canxi, vitamin B6,… khi kết quả xét nghiệm cho thấy có sự thiếu hụt của các chất này.

Co giật do động kinh, viêm màng não, cấu trúc não bất thường: Ngoài việc kiên trì sử dụng thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược có tính an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh như Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này đã được chứng minh có thể giúp trẻ giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn rất tốt.

Sử dụng thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả

Sử dụng thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp ngăn chăn cơn co giật, động kinh

Những ảnh hưởng nguy hiểm của co giật, động kinh có thể bạn chưa biết!

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi vậy, ngay khi thấy con xuất hiện các cơn co giật, cha mẹ cần đưa con đi khám, đồng thời tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để giúp con ngăn chăn cơn co giật và mau chóng hồi phục sức khỏe. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Cao Thủy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/epilepsy/epilepsy-in-children

Viết bình luận