Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn hành vi đáng báo động ở nhóm trẻ trong độ tuổi đi học hiện nay bởi tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Đa phần cha mẹ đều rất bối rối trong quá trình dạy dỗ để giúp con ngoan hơn và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.
Một phụ huynh có hỏi: “Bé nhà em được hơn 3 tuổi, là con gái nhưng rất hiếu động, dường như bé không bao giờ ngồi yên một chỗ mà có thể chạy nhảy cả ngày không mệt. Ở lớp thì cô giáo cũng nói bé quá nghịch ngợm, thường đi lại tự do. Tháng trước em đưa ra Nhi Đồng khám thì bác sĩ kết luận bị tăng động giảm chú ý, nhưng bác sĩ khuyên cháu còn nhỏ chưa nên dùng thuốc. Vậy trẻ bị tăng động phải làm sao? Mong được tư vấn”.
Chuyên gia giải đáp:
Tăng động giảm chú ý gặp ở 5 – 15% số trẻ em hiện nay. Rối loạn này mặc dù không nguy hại đến sức khỏe, nhưng lại gây vấn đề rất lớn về hành vi, thậm chí ảnh hưởng đến cả học tập, công việc tương lai của trẻ nếu kiểm soát không tốt.
“Trẻ bị tăng động phải làm sao?” là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra, bởi đa phần bố mẹ đều là người trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy con, nhất là với trẻ mắc phải hội chứng này. Thông thường, việc dùng thuốc tây chỉ áp dụng khi trẻ bắt đầu đi học hoặc bệnh rất nặng. Bởi vậy, bác sĩ chưa định hướng cho con bạn điều trị theo hướng này.
Thuốc chưa hẳn là phương pháp tốt nhất để chữa bệnh tăng động
Quan trọng nhất với việc chữa bệnh tăng động giảm chú ý là giáo dục hành vi. Phương pháp này dựa trên nguyên lý sử dụng những cử chỉ, lời động viên, khen ngợi tích cực, hệ thống quy tắc có sẵn và phần quà nhỏ nhằm giúp trẻ có nhiều động lực hơn trong hành trình định hướng lại hành vi. Nếu con bạn làm được việc đúng, bạn nên khuyến khích con. Nếu bé chưa chịu nghe lời, bạn cần kiên trì nhắc nhở và đưa ra những hình thức kỷ luật ngay từ đầu để áp dụng. Bạn nên phạt con bằng cách nếu làm sai phải thực hiện thêm một nhiệm vụ nữa, chứ không nên đánh mắng, la hét bé sẽ khiến cho trẻ dễ nảy sinh tư tưởng chống đối lại bố mẹ. Phương pháp này cần thực hiện trong nhiều năm mới mang lại kết quả như mong muốn. Chi tiết hơn bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Hướng dẫn cách dạy trẻ tăng động mới nhất hiện nay
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế cho trẻ xem nhiều ti vi, máy tính, smartphone hay các thiết bị điện tử khác. Mỗi ngày chỉ xem tối đa 1 tiếng bởi những thiết bị này dễ gây kích thích não bộ, làm nặng hơn triệu chứng tăng động giảm chú ý ở bé. Chế độ ăn hằng ngày cần tránh xa phụ gia thực phẩm từ đồ ăn chế biến sẵn, mì chính, hạt nêm… hạn chế đường đã qua chế biến trong nước giải khát, bánh kẹo ngọt,… Bạn nên cho bé ăn nhiều cá, trái cây tươi và rau xanh, cố gắng lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để tránh những chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng gây hại đến hệ thần kinh của bé.
Ăn nhiều trái cây tự nhiên cũng là giải pháp tốt cho trẻ bị tăng động
Trên thị trường hiện nay cũng có một vài dòng sản phẩm từ thảo dược quý có thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị rất được ưa chuộng và mang lại hiệu quả tốt. Điển hình trong đó là tinh chất An tức hương và cây Câu đằng với hướng trấn tĩnh, an tâm thần, giảm kích thích trong dẫn truyền điện của bộ não, giúp trẻ tăng động sớm kiểm soát hành vi, hạn chế hiếu động thái quá và tăng khả năng tập trung.
Hi vọng với những lời tư vấn của chúng tôi trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn trẻ bị tăng động phải làm sao và sớm giúp con điều trị tốt rối loạn này. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy nhấc máy gọi tới số 024.3775.9051 để chúng tôi giúp bạn nhé!
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!
DS. Lương Lan
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận