Bệnh động kinh

5 phương pháp chẩn đoán động kinh chính xác tại các bệnh viện

Ngày đăng: 12 Tháng Năm, 2017
4/5 - (4 bình chọn)

Hầu hết những trường hợp mắc bệnh động kinh đều rất khó có thể phát hiện ra ngay ở giai đoạn sớm, chỉ đến khi cơn co giật xuất hiện nhiều, mọi người mới lo đi thăm khám và điều trị. Đôi khi chứng bệnh đau nửa đầu, những cơn hoảng loạn.. cũng có thể gây ra các biểu hiện tương tự, bởi vậy, không chỉ dựa trên triệu chứng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán phân biệt với bệnh động kinh. Dưới đây là 5 phương pháp được áp dụng khá phổ biến tại các chuyên khoa thần kinh hiện nay.

Mô tả cơn động kinh là bước đầu tiên trong chẩn đoán động kinh

Những thông tin chi tiết về cơn động kinh giúp ích rất lớn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh trước đây bằng những câu hỏi như:

– Ở tuổi nào thì cơn co giật bắt đầu?

– Hoàn cảnh nào dẫn tới khởi phát cơn co giật đầu tiên?

– Những yếu tố nào có thể dẫn tới cơn co giật (ví dụ mất ngủ, ánh sáng nhấp nháy, uống rượu bia, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác,…)

– Cảm thấy như thế nào trước, trong và sau cơn?

– Các cơn co giật kéo dài bao lâu?

– Đã từng điều trị chứng động kinh chưa? Nếu có, đã chỉ định thuốc điều trị nào và liều lượng bao nhiêu? Sau khi sử dụng thuốc thì tình trạng bệnh như thế nào?

Nếu có người thân từng chứng kiến cơn động kinh của bạn, bạn hãy nhờ họ tới gặp bác sĩ để mô tả các biểu hiện một cách chính xác và cụ thể hơn, nhất là trong trường hợp bạn bị mất ý thức trong cơn động kinh.

Khai thác lịch sử của người bệnh rất quan trọng trong chẩn đoán động kinh

Bác sĩ có thể chẩn đoán động kinh từ những thông tin mà người bệnh và gia đình cung cấp, nhưng cũng có thể phải làm thêm các xét nghiệm kiểm tra cấu trúc và chức năng của não bộ. Trong một số trường hợp, mặc dù các xét nghiệm này cho kết quả bình thường nhưng bạn vẫn có thể mắc chứng động kinh, còn gọi là động kinh vô căn.

Khám các chức năng thần kinh

Bác sĩ sẽ kiểm tra hành vi, khả năng vận động, chức năng tâm thần và các khu vực khác để chẩn đoán khu vực não bị tổn thương và xác định thể động kinh người bệnh có thể mắc phải.

Điện não đồ (EEG) giúp việc chẩn đoán động kinh chính xác hơn

Đây là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán động kinh. Bác sĩ sẽ gắn các điện cực nhỏ vào da đầu người bệnh để ghi lại hoạt động điện của não bộ trong khoảng 20 – 30 phút. Một người được chẩn đoán là động kinh khi có những thay đổi liên tục trong hoạt động điện não, điển hình là xuất hiện các sóng nhọn bất thường. Nếu trong khoảng thời gian 30 phút, bác sĩ chưa thể phát hiện ra bệnh thì có thể sẽ phải theo dõi điện não đồ trong 24 giờ, kể cả khi người bệnh ngủ để ghi lại khi cơn xảy ra.

Thông thường bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thực hiện một hành động nào đó để làm tăng khả năng xuất hiện cơn động kinh vào ngày xét nghiệm, ví dụ như ngủ ít hoặc nhìn vào ánh sáng nhấp nháy…

Chụp cắt lớp vi tính (CT) nhằm xác định nguyên nhân gây động kinh

Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng tia X để chụp hình ảnh cắt ngang của não bộ, giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc của não có thể gây ra cơn động kinh như khối u, chảy máu, u nang,…

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện ra vị trí tổn thương não

Đây cũng là một phương pháp ghi lại hình ảnh chi tiết về bộ não như chụp CT nhưng sử dụng nam châm, nhờ đó các bác sĩ có thể phát hiện ra tổn thương hoặc bất thường trong não có thể gây ra cơn động kinh.

Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán động kinh xuất phát từ vùng não bộ nào

Chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI)

MRI chức năng là xét nghiệm giúp đánh giá được sự thay đổi lưu lượng máu đi qua các vùng của não bộ khi đang hoạt động, qua đó sẽ xác định được chính xác vị trí chức năng quan trọng như nói hoặc vận động, giúp bác sĩ có thể lường trước và tránh làm tổn thương khi phẫu thuật não trị động kinh.

Chụp xạ hình cắt lớp Positron (PET)

Đây là một trong những kỹ thuật y học hạt nhân được sử dụng rộng rãi trên thế giới tuy nhiên còn ít được biết đến ở Việt Nam. Các bác sĩ sẽ sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ, tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để các chất này phản ứng với các điện tử trong cơ thể, từ đó ghi lại được hình ảnh hoạt động của các vùng não và phát hiện những bất thường xuất phát từ vùng não nào.

Chụp cắt lớp vi tính đơn photon (SPECT)

Loại xét nghiệm này được sử dụng khi bạn đã chụp cộng hưởng từ và điện não đồ mà vẫn không xác định được cơn động kinh xuất phát từ vị trí nào trong não bộ. Chụp cắt lớp vi tính đơn photon cũng theo phương pháp tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch để thu được hình ảnh 3D chi tiết về hoạt động lưu thông máu não trong thời gian co giật.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm xác định số lượng các loại tế bào máu, nồng độ đường, chất điện giải (natri, kali, canxi) trong máu, đánh giá chức năng gan thận và loại trừ sự có mặt của các bệnh khác như dị ứng, nhiễm trùng, tiểu đường,… có thể gây ra cơn động kinh hoặc ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại thuốc chống co giật thích hợp cũng như theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị sau này.

Các xét nghiệm này thường được thực hiện khi các cơn động kinh tiếp tục xảy ra hoặc nghi ngờ các phản ứng phụ là do thuốc gây ra.

Chọc dò tủy sống (CSF)

Bác sĩ sẽ luồn đầu kim của ống dò vào tủy sống của người bệnh để lấy dịch tủy sống, xét nghiệm cùng với máu tĩnh mạch cánh tay để chẩn đoán các rối loạn của hệ thần kinh trung ương có thể liên quan đến não, tủy sống như số lượng, loại bạch cầu, mức glucose máu, các loại và mức độ protein, sự hiện diện của vi khuẩn, nấm hoặc các tế bào bất thường khác.

Sau các thăm khám và xét nghiệm mà chẳng may bạn mắc phải động kinh, cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương, tuân thủ chế độ ăn uống giảm tinh bột, giảm đường, tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá và tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng như điều trị bệnh được tốt hơn.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/diagnosis-treatment/diagnosis/dxc-20117234

http://www.nhs.uk/Conditions/Epilepsy/Pages/Diagnosis.aspx

http://www.webmd.com/epilepsy/guide/diagnosing-epilepsy

http://www.webmd.com/epilepsy/guide/epilepsy-blood-test

http://www.webmd.com/epilepsy/guide/pet-scan-epilepsy#1

http://www.webmd.com/epilepsy/guide/epilepsy-spinal-tap#1

Viết bình luận

  1. Hoànq Quân, :

    em bị co giật 3 lần liên tiếp cách nhau 1 đến 2 tháng, các bạn nói nhìn em rất sợ, sau mỗi lần bị co giật người em rất mệt , tư vấn giúp em với ạ,

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoànq Quân,
      Không biết bạn đã đi khám và tiến hành đo điện não đồ hay chưa? Thời gian mỗi cơn co giật thường kéo dài bao lâu? Biểu hiện co giật xảy ra với tần suất thường xuyên như của bạn có khả năng là triệu chứng của bệnh động kinh. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất bạn cần đi khám, đo điện não đồ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về địa chỉ khám động kinh uy tín trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Trước và sau khi thăm khám, bạn nên tham khảo sử dụng sớm những sản phẩm chứa An tức hương, Câu đằng vì những thảo dược này có tác dụng an thần, giảm các kích thích trong não bộ, giúp giảm tần suất, giãn thưa khoảng cách cơn, giảm thời gian diễn ra cơn và tăng cường hồi phục sức khỏe sau co giật do mọi nguyên nhân.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Hiên, :

    Mình cứ cách một tháng mình lại hét một lân trong lúc hét song mình nói lưng tung vài phút sau tỉnh không bít ji hết lúc hét mình đi khám nhưng bác sĩ không phát hiện ra động kinh , tư vấn giúp mình

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hiên,
      Biểu hiện la hét, nói lung tung, mất kiểm soát hành vi và ý thức tạm thời của bạn có thể là dấu hiệu của một rối loạn về cảm xúc, tâm thần mà không phải là bệnh động kinh. Với tình trạng hiện tại, bạn nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý. Nếu sau thời gian dài các biểu hiện này vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi khám lại tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo danh sách các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Lâm, :

    chao bac si!em bi benh dong kinh 4 nam nay roi do em trước bị tai nạn giao thông!giờ cứ mỗi khi em làm việc quá sức tới đêm là em bị co giật! vậy có cách nào để chữa het ko a

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lâm,
      Co giật, động kinh là tình trạng gặp khá phổ biến sau tai nạn, chấn thương sọ não. Với những trường hợp này thường rất khó để chữa khỏi bởi đã để lại những vết sẹo vĩnh viễn bên trong não. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh nếu kiên trì điều trị đúng cách vẫn có thể kiểm soát tốt cơn và có cuộc sống như những người bình thường khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Qua chia sẻ của bạn, bạn đã bị bệnh 4 năm, không biết bạn đã điều trị tại đâu, quá trình điều trị như thế nào? Nếu đã điều trị thời gian dài vẫn chưa kiểm soát được các cơn động kinh, bạn nên sớm đi thăm khám lại tại các cơ sở uy tín, để được tư vấn hướng điều trị thích hợp hơn. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ thăm khám, điều trị động kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị động kinh đang áp dụng hiện nay trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  4. Hoàn, :

    Chao bs,e cua e bi dong kinh từ nhỏ ,đến giwof cũng 36 tuổi rồi ,cứ mỗi lần thay đổi thời tiết thì lại bị 2den 3 lần trong 1 ngày ,Tư vấn giúp chúa ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoàn,
      Động kinh là căn bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian dài. Hiện nay cũng chưa có phương pháp gì có thể chắc chắn chữa khỏi bệnh động kinh, tuy nhiên nếu điều trị đúng hướng, người bệnh động kinh hoàn toàn có thể giảm bớt, cắt cơn co giật và có cuộc sống như những người bình thường khác.
      Bạn chia sẻ em bạn đã bị bệnh nhiều năm nay, cũng đã uống thuốc nhưng vẫn chưa kiểm soát được bệnh. Với tình trạng hiện tại, bạn nên đưa em đi khám lại ở một số địa chỉ uy tín trong bài viết dưới đây, từ đó có hướng khắc phục phù hợp hơn:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, em bạn cũng cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để cải thiện bệnh tốt hơn, thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-dong-kinh-nen-kieng-gi-trong-an-uong-va-sinh-hoat.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc em bạn sớm khỏe!

  5. Hòa. :

    Mỗi hộp SP có bao nhiêu gói? một liệu trình uống trong bao lâu ah .

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hòa,
      Một hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) cốm Egaruta gồm 30 gói, tùy thuộc vào độ tuổi sẽ có liều dùng từ 1 gói, 2 gói đến 4 gói/ngày. Liệu trình sử dụng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất là khoảng 3 – 6 tháng, tuy nhiên thời gian người bệnh cần sử dụng để đạt kết quả tốt thì còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của từng người. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần chúng tôi tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ hỗ trợ giúp bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!