Bệnh mạch vành

Thuốc suy tim – Những nhóm thuốc điều trị điển hình bạn cần biết

Ngày đăng: 12 Tháng Ba, 2021
5/5 - (6 bình chọn)

Mục tiêu của điều trị suy tim là tập trung vào việc kiểm soát các bệnh lý căn nguyên tiềm ẩn và cải thiện triệu chứng. Trong đó, thuốc suy tim là “vũ khí quan trọng” giúp người bệnh đạt được các mục tiêu điều trị này.

Các nhóm thuốc suy tim thường dùng

Hầu hết người bệnh suy tim cần phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau mới đủ để kiểm soát triệu chứng. Một số nhóm thuốc suy tim được dùng phổ biến nhất là:

Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin I (ACE)

Thuốc ức chế men chuyển là một loại thuốc giãn mạch, có tác dụng mở rộng mạch máu để giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và giảm khối lượng công việc cho tim. Các biệt dược trong nhóm thuốc này đều có đuôi “-pril” chẳng hạn như enalapril (Vasotec), lisinopril (Zestril) và captopril (Capoten)…

Thuốc suy tim giúp cải thiện triệu chứng và điều trị các bệnh lý nền

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II

Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE, thường được dùng cho người bệnh có triệu chứng suy tim từ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II là một sự thay thế lý tưởng cho những người không thể dung nạp thuốc ức chế men chuyển ACE do gặp phải tác dụng phụ ho khan, phù mạch nghiêm trọng. Tên gọi của các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đều có đuôi “-sartan”, chẳng hạn như losartan, valsartan, telmisartan…

Thuốc chẹn beta  

Nhóm thuốc chẹn beta không chỉ giúp làm chậm nhịp tim mà còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm triệu chứng suy tim và cải thiện chức năng tim, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong cho người bệnh suy tim. Các thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn beta thường có đuôi “-lol” trong tên gọi, chẳng hạn như trong là ví dụ bao gồm carvedilol, metoprolol, bisoprolol…      

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, từ đó giúp đào thải lượng muối và nước dư thừa; giảm gánh nặng cho tim; ngăn chất lỏng tích tụ trong cơ thể gây ra các triệu chứng suy tim như ho, phù, khó thở… Một số loại thuốc lợi tiểu thường được sử dụng là furosemide, torsemide, triamterene… Nếu được kê đơn thuốc lợi tiểu 1 liều/ngày, bạn nên sử dụng vào buổi sáng. Nếu phải dùng đến liều thứ 2, bạn nên uống thuốc trước 16h chiều để tránh bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Khi sử dụng thuốc lợi tiểu, cơ thể sẽ rất dễ bị mất kali và magiê nên bác sĩ cũng có thể kê đơn bổ sung các khoáng chất này. Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu thì cần được xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ có thể sẽ theo dõi nồng độ kali và magiê trong máu.  

Thuốc kháng aldosterone

Các thuốc kháng aldosterone như spironolactone và eplerenone là những thuốc lợi tiểu giữ kali nhưng lại mang nhiều lợi ích khác giúp kéo dài tuổi thọ cho người bị suy tim tâm thu nặng. Nhờ khả năng ức chế hormon aldosterone, thuốc kháng aldosterone có tác dụng chống viêm cơ tim, mạch máu và giảm sản xuất collagen, ngăn chặn quá trình tự chết đi của tế bào; đồng thời lại có hoạt tính như một chất ổn định màng, giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.    

Các thuốc kháng Aldosterone có thể làm tăng nồng độ kali trong máu của bạn đến mức nguy hiểm, vì vậy bạn cần được xét nghiệm kiểm tra nồng độ kali máu thường xuyên và cắt giảm lượng thực phẩm giàu kali (rau họ cải, khoai lang, khoai tây, dưa hấu…) khi sử sụng thuốc này.

Digoxin  

Là một digitalis trợ tim, Digoxin có tác dụng làm tăng khả năng co bóp của tim, đồng thời giúp làm chậm nhịp tim. Digoxin được cho người bệnh suy tim tâm thu nếu người bệnh đã dùng các thuốc suy tim khác nhưng vẫn không thể kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định cho những người có vấn đề về nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ. Digoxin có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, mờ mắt…  

Digoxin – Thuốc suy tim giúp tăng khả năng co bóp của tim

Nhóm thuốc nitrat

Các thuốc nhóm nitrat như isosorbid mononitrate, isosorbid dinitrate, nitroglycerin… thường được chỉ định cho người bệnh suy tim không thể dùng được thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể Angiotensin do các vấn đề về thận. Tác dụng chính của thuốc là làm giãn mạch, giảm triệu chứng đau ngực và tăng khả năng gắng sức cho người bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc suy tim  

Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả điều trị tốt nhất khi dùng thuốc suy tim, bạn cần lưu ý:

– Khi có đơn kê của bác sĩ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ đáng lưu ý và thường gặp của thuốc để nhận diện và được xử trí kịp thời.

– Tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, không được tự ý ngừng thuốc hay giảm liều khi thấy các triệu chứng thuyên giảm mà chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.

– Để tránh bị quên liều hãy uống thuốc vào những thời điểm nhất định trong ngày. Có thể đặt chuông báo thức, cài đặt nhắc nhở trên điện thoại, tạo thói quen dùng thuốc gắn liền với các sinh hoạt cố định trong ngày như giờ đi ngủ, giờ ăn…

– Bảo quản thuốc suy tim ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, những nơi nóng ẩm để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.

– Sử dụng thuốc kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết tốt như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Sơn tra… để hiệp đồng tác dụng, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe và cải thiện các triệu chứng suy tim được hiệu quả hơn.

Mong rằng, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị suy tim và những lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Nếu cần được hỗ trợ thêm thông tin cụ thể về tất cả những thuốc suy tim mà bạn đang dùng, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 0972.032.029 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.  

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ thảo dược cho người bệnh suy tim

Suy tim – “trạm dừng chân” cuối cùng của các bệnh tim mạch

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/heart-failure/treatment/

Viết bình luận