Huyết áp thấp và thiếu máu não

Thiếu máu não uống thuốc gì? – Hướng dẫn mới nhất từ chuyên gia!

Ngày đăng: 3 Tháng Bảy, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

Thiếu máu não uống thuốc gì để giảm nhanh bệnh, tránh biến chứng là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người, bởi thực tế hiện nay vẫn chưa có một phác đồ điều trị cụ thể đối với căn bệnh này. Dưới đây là thông tin chi tiết về lợi ích, tác dụng phụ của các nhóm thuốc phổ biến hiện nay. Hãy tìm hiểu ngay để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.    

Thiếu máu não uống thuốc gì?

Việc lựa chọn thuốc điều trị thiếu máu não sẽ căn cứ vào nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian, không nên tự ý dùng thuốc. Dưới đây là những thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay:

Piracetam

Piracetam giúp cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh bằng cách tăng huy động glucose để tổng hợp năng lượng cho não hoạt động và bảo vệ não bộ tránh bị tổn thương do thiếu máu. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm: lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, phiền muộn, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi…

Thiếu máu não uống thuốc gì sẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ

Cinnarizin

Cinnarizin có tác dụng ức chế chọn lọc kênh canxi, làm giãn mạch, do đó tăng lưu lượng máu lên não, đồng thời giảm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Người bệnh có thể bị buồn ngủ, khô miệng, dị ứng, rối loạn tiêu hóa… khi sử dụng thuốc.

Flunarizine

Tương tự cinnarizin, funarizine cũng có tác dụng ngăn cản dòng canxi đi vào tế bào, giãn rộng mạch máu và tăng cung cấp máu cho não, do vậy được chỉ định trong điều trị thiếu máu não, suy tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu…

Tác dụng phụ thường gặp gồm mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân bất thường, trầm cảm, rối loạn vận động, run, cứng cơ…

Cerebrolysin

Là hỗn hợp các acid amin và peptide thuộc nhóm dinh dưỡng thần kinh, có tác dụng bảo vệ và duy trì chức năng não bộ tránh khỏi tổn thương do thiếu máu, cải thiện khả năng học tập, ghi nhớ.

Cerebrolysin dung nạp khá tốt, ít khi gặp tác dụng phụ, tuy nhiên thuốc cũng có thể gây cảm giác nóng rát, run, ớn lạnh, đau đầu, tăng thân nhiệt khi tiêm.

Thuốc chống huyết khối

Thiếu máu não làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch dẫn đến đột quỵ não. Do vậy trong một số trường hợp, đặc biệt là người bệnh có tiền sử xơ vữa động mạch cảnh, để dự phòng biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc chống huyết khối như aspirin, clopidogrel… Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím dưới da, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng…

Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu não là huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, suy tim, nhịp tim chậm, thoái hóa đốt sống cổ,… mà người bệnh cần sử dụng thêm một số loại thuốc phù hợp nhằm điều trị các bệnh lý nền này. 

Thảo dược dành cho người bệnh thiếu máu não

Khó khăn lớn nhất trong điều trị thiếu máu não việc kiểm soát tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng dài ngày. Lúc này kết hợp thuốc cùng các thảo dược có hoạt tính bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu não chính là giải pháp cần thiết, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm liều lượng và rút ngắn thời gian dùng thuốc tây.

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được tác dụng nổi bật của một số loại thảo dược đối với bệnh thiếu máu não, tiêu biểu là:

Ích trí nhân: Ngoài việc tăng cường lưu thông máu lên não, nghiên cứu tại Bộ Khoa học – Công nghệ Hàn Quốc cho thấy, Ích trí nhân có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi bị tổn thương, thoái hóa; cải thiện khả năng tập trung, học tập và ngăn chặn suy giảm trí nhớ, nhờ vậy giúp giảm nguy cơ biến chứng do thiếu máu não lâu ngày.

Ích trí nhân – Thảo dược quý cho người bệnh thiếu máu não

Đương quy: Tác dụng đáng chú ý nhất của thảo dược này là kích thích tủy xương tạo máu, tăng cường tuần hoàn và cải thiện chất lượng, số lượng máu, giúp giảm nhanh triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, kém tập trung… Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc. Ngoài ra, Đương quy còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào thần kinh trước ảnh hưởng của thiếu máu não.

Xuyên tiêu: Theo nghiên cứu tại đại học Sư phạm Liêu Ninh, Trung Quốc, Xuyên tiêu giúp thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ tình trạng ứ máu, chống huyết khối là tai biến thường gặp gây đột quỵ trong thiếu máu não. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tăng hấp thu chất dinh dưỡng.

Với những lợi ích thiết thực trên, hiện nay các loại thảo dược này đã được bào chế trong một số sản phẩm hỗ trợ, tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất, người bệnh thiếu máu não nên chọn những sản phẩm chứa đầy đủ Ích trí nhân, Đương quy, Xuyên tiêu, đã được cấp phép rõ ràng và cần phải duy trì dùng đều đặn mỗi ngày.

Trên đây là thông tin chi tiết về các thuốc dùng trong điều trị thiếu máu não hiện nay, để đảm bảo an toàn hãy tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời nên kết hợp thêm các biện pháp bổ trợ từ thảo dược nhằm nâng cao hiệu quả, giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu não từ Ích trí nhân, Đương quy, Xuyên tiêu

Tổng hợp các cách chữa thiếu máu não phổ biến hiện nay

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29143463

suckhoedoisong.vn

Viết bình luận