Bệnh mạch vành

Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu? – Cách để kéo dài tuổi thọ

Ngày đăng: 18 Tháng Mười Một, 2019
5/5 - (4 bình chọn)

Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu vẫn là câu hỏi còn để ngỏ chưa có lời giải đáp chính xác. Sinh mệnh của người bệnh suy tim giai đoạn cuối cũng như ngọn đèn trước gió. Để duy trì ngọn lửa hy vọng sống trong họ cần có sự hợp tác, đồng lòng từ chính bản thân người bệnh, bác sỹ và người thân bên cạnh.

Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo một khảo sát về tuổi thọ của người bệnh suy tim được thực hiện năm 2016, có khoảng 50% người bệnh sống được dưới 5 năm sau chẩn đoán. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sống ở người bệnh suy tim sau 1 năm là 78%.

Trên đây chỉ là con số ước tính còn việc đưa ra một tiên lượng chính xác về tuổi thọ của một người bệnh suy tim giai đoạn cuối là không thể. Bởi tuổi thọ của người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như các bệnh mắc kèm khác, khả năng đáp ứng với điều trị… Tùy theo từng độ tuổi mà những yếu tố ảnh hưởng cũng khác nhau.

Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu

Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Ở người già

Người cao tuổi thường có thể trạng yếu, lại thường phải dùng nhiều thuốc để điều trị các bệnh mắc kèm như tiểu đường, huyết áp, bệnh gan thận… do đó tiên lượng thường dè dặt, nhất là với những người trên 65 tuổi thì tỷ lệ sống sau 5 năm rất thấp. Do thể trạng yếu nên việc tiếp cận với các phương pháp can thiệp ngoại khoa như thay sửa van tim, nong mạch, đặt stent, bắc cầu động mạch vành… để điều trị các bệnh lý căn nguyên cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro. Rất nhiều người phải khước từ phẫu thuật vì lo lắng về những biến chứng sau mổ, chấp nhận sống được ngày nào hay ngày đó.

Ở người trẻ

Người trẻ mặc dù có thể trạng tốt hơn so với người cao tuổi nhưng họ lại thường mang tâm lý tiêu cực, không chấp hành tuân thủ điều trị của bác sỹ, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng thiếu khoa học hơn so với người già. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và làm giảm tuổi thọ của nhóm đối tượng này.

Mách bạn cách để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Dù ở độ tuổi nào, việc chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng suy tim cũng có ý nghĩa quan trọng, giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh cần thực hiện theo những lời khuyên sau:

Ăn uống khoa học

– Hạn chế uống nhiều nước: để tránh làm tăng thêm gánh nặng cho tim. Lượng nước mỗi ngày cần hạn chế tới mức thấp nhất, có thể tính dựa trên cân nặng của người bệnh theo công thức:

+ Với người dưới 85 kg: Lượng nước (ml) = cân nặng (kg) x 30 (ml/kg).

+ Với người trên 85 kg: Lượng nước (ml) = cân nặng (kg) x 35 (ml/kg).

– Ăn nhạt, giảm lượng muối xuống dưới 0.5g muối/ngày. Sử dụng rau gia vị, quế, hồi để hạn chế thêm muối vào món ăn.

– Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, ninh mềm và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để dễ tiêu hóa.

– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám; hạn chế đồ chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu, cholesterol có hại cho tim như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt đỏ…

– Bỏ thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc…

Vận động thể lực

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối không cần kiêng vận động hoàn toàn, chỉ cần tránh những bài tập gắng sức, nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt. Với những người bệnh nặng chỉ có thể nằm một chỗ, người thân có thể xoa bóp các chi để tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm bớt ứ trệ dịch gây phù.

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối nằm một chỗ cần được người thân hỗ trợ xoa bóp

Khám và theo dõi sức khỏe định kỳ

Người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm. Hằng ngày cần theo dõi các triệu chứng suy tim như mức độ khó thở, cân nặng, huyết áp, nhịp tim… và ghi chép lại. Nếu các triệu chứng này tăng cao bất thường cần báo ngay cho bác sỹ để có những thay đổi điều trị cần thiết.

Liệu pháp tâm lý

Khi đã bước vào giai đoạn cuối của suy tim, đa phần người bệnh đều rơi vào tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì thời gian sống không được là bao, lại trở thành gánh nặng cả về kinh tế và tâm lý cho gia đình. Chính vì vậy, người thân, bạn bè cần kề vai sát cánh để giúp họ yên tâm điều trị và có thêm niềm tin vượt qua gánh nặng bệnh tật. Hãy khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động giải trí, chuyện trò để chia sẻ những nỗi buồn lo và hướng đến những suy nghĩ tích cực, hạn chế để cho người bệnh biết những chuyện buồn hay gây sốc tâm lý.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Để giảm nhẹ triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chi trong giai đoạn cuối, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ suy tim chứa thảo dược có hoạt tính giãn mạch, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn và tăng lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra. Nghiên cứu về tác dụng của Hoàng bá cũng cho thấy, hoạt chất berberin trong thảo dược này giúp gia tăng phân suất tống máu, giảm rối loạn nhịp tim của người bệnh suy tim độ 3, độ 4 tham gia nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là giúp cải thiện nhanh triệu chứng suy tim lại không hề gây ra tác dụng phụ trên cơ thể vốn đã suy yếu vì bệnh tim.

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim chứa Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra

Suy tim giai đoạn cuối không phải là hết hi vọng, người bệnh cũng không nên tự bó buộc mình vào câu hỏi “suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu”. Thay vào đó hãy tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, tự lên cho mình kế hoạch để nâng cao sức khỏe tim mạch, kịp thời ngăn chặn biến chứng suy tim. Đó cũng chính là bí quyết sống lâu đã được nhiều người bệnh suy tim áp dụng thành công.

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/end-stage-heart-failure-signshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/321538.php

 

Viết bình luận