Các triệu chứng suy tim được che giấu bởi những cơ chế bù trừ trong giai đoạn đầu nên rất khó để nhận biết. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm các triệu chứng suy tim? Hãy cùng điểm mặt những dấu hiệu điển hình nhất qua bài viết dưới đây.
Sau đây là tổng hợp 8 dấu hiệu suy tim điển hình mà người bệnh thường gặp phải:
Bạn đã biết các triệu chứng suy tim chưa?
– Khó thở: Máu bị ứ trệ ở phổi mà không thể trở về tim đầy đủ, làm cản trở khả năng thông khí tại các phế nang dẫn tới khó thở. Triệu chứng suy tim này thường tăng lên khi người bệnh cúi hoặc nằm xuống.
– Mệt mỏi: Các cơ quan không được nhận đủ máu nên cơ thể luôn trong trạng thái yếu mệt, ảnh hưởng tới sinh hoạt tùy theo mức độ suy tim.
– Ho: Máu tích tụ tại các phế nang trong phổi sẽ kích thích phản ứng ho, thường là ho khan và đôi khi có lẫn cả bọt hồng, đờm trắng.
– Phù, tăng cân: Thận không nhận được đủ máu để đảm bảo chức năng đào thải dịch dư thừa ra khỏi cơ thể, kết quả là các mô bị tích đầy dịch dẫn tới phù nề, biểu hiện sớm nhất ở phần dưới cơ thể như mắt cá chân, bàn chân.
– Chán ăn, khó tiêu: Hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu tới nuôi dưỡng và trao đổi chất, đồng thời bị ứ trệ dịch tại hệ tĩnh mạch nên người bệnh luôn cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn, tiêu hóa kém…
– Tim đập loạn nhịp: Để bù đắp lại sự thiếu hụt máu, tim nỗ lực tăng nhịp đập để bơm máu đi được nhiều hơn, điều này khiến nhịp tim bị rối loạn.
– Lú lẫn, hay quên: Não bộ không nhận được đủ máu kết hợp với sự thay đổi nồng độ một số chất trong máu như natri gây ảnh hưởng đến khả năng tư duy và trí tuệ, người bệnh trở nên mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ…
– Đi tiểu nhiều hơn: Để tăng cường đào thải dịch dư thừa ra khỏi cơ thể, thận phải tăng cường chức năng thải lọc, kết quả là số lần đi tiểu trong ngày của người bệnh tăng lên.
Các triệu chứng suy tim không phải lúc nào cũng xảy ra đối với tất cả người bệnh. Tùy theo mức độ suy tim mà các triệu chứng cũng sẽ biểu hiện nặng – nhẹ khác nhau. Dưới đây là phân độ suy tim dựa theo triệu chứng bệnh của Hiệp hội tim mạch New York:
– Suy tim độ 1: Các triệu chứng suy tim chưa xuất hiện và hoạt động thể lực chưa bị ảnh hưởng. Hướng điều trị chủ yếu là thực hiện lối sống khoa học, quản lý các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu cao…
– Suy tim độ 2: Người bệnh bắt đầu có biểu hiện khó thở, mệt mỏi khi làm việc gắng sức, chạy bộ, leo cầu thang… và các triệu chứng suy tim này sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, người bệnh đã cần phải dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng.
– Suy tim độ 3: Người bệnh bị hạn chế nhiều các hoạt động thể lực; vận động nhẹ đã thấy khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh…
– Suy tim độ 4: Các triệu chứng suy tim có thể xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi. Người bệnh chỉ cần vận động nhẹ thôi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng. Ngoài việc dùng thuốc, kiểm soát chế độ ăn và luyện tập thể dục thì can thiệp ngoại khoa có thể được cân nhắc tiến hành tùy theo nguyên nhân gây suy tim.
Các triệu chứng suy tim xuất hiện ngay cả khi người bệnh ngồi nghỉ
Việc phân loại dựa theo mức độ triệu chứng suy tim sẽ giúp bác sỹ dễ dàng đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, bạn cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn khoa học và lên kế hoạch tập thể dục thường xuyên, đó chính là cách tốt nhất để giúp trái tim trở nên khỏe mạnh!
Xem thêm:
Điều trị suy tim – Cập nhật những giải pháp trị phổ biến nhất
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-overview#1
Tin liên quan
Viết bình luận