Suy tim độ 3 là giai đoạn cửa ngõ khi bạn sắp bước vào giai đoạn cuối cùng của bệnh. Điều đó không có nghĩa là đã hết hi vọng, bởi nếu biết cách chăm sóc và điều trị, tình thế hoàn toàn có thể đảo ngược.
Mục lục
Theo hệ thống phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), độ 3 là mức độ suy tim trung bình. Người bệnh suy tim độ 3 đã bị hạn chế đáng kể các hoạt động thể lực, dù chỉ vận động nhẹ cũng xuất hiện triệu chứng suy tim. Nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.
Người bệnh suy tim độ 3 bị hạn chế nhiều các hoạt động thể lực
Các biểu hiện của suy tim độ 3 xuất hiện ngay khi người bệnh hoạt động thể lực nhẹ như đi bộ, làm việc nhà, leo cầu thang… chẳng hạn như:
– Khó thở: thường nặng hơn khi người bệnh nằm xuống hoặc cúi người.
– Ho khan: đôi khi có lẫn đờm trắng hoặc bọt hồng.
– Mệt: Đa số người bệnh đều cảm thấy người mỏi mệt, chân tay vô lực, không thể làm các công việc bình thường mà trước đây có thể dễ dàng thực hiện.
– Đau ngực: Người bệnh có thể đau nhói hoặc đau thắt ngực, nguyên nhân là do tim không nhận được đủ máu cần thiết.
– Phù: Dịch bị ứ trệ tại các cơ quan gây sưng phù, biểu hiện sớm và rõ nhất ở mắt cá chân, bàn chân, chân hoặc bụng kèm theo đi tiểu thường xuyên hơn.
– Giảm trí nhớ: Não bộ không được nhận đủ máu nên khả năng tập trung, tư duy và trí nhớ của người bệnh cũng bị sụt giảm.
– Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, đầy bụng, buồn nôn… do lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa giảm.
Suy tim độ 3 có nguy hiểm không là điều khiến không ít người bệnh băn khoăn. Thực tế, nếu không được quản lý tốt, họ có thể gặp phải 1 số biến chứng do ứ máu tại các tạng và cơ quan ngoại biên như:
– Phù phổi cấp.
– Suy gan.
– Suy thận.
– Các biến chứng từ cục máu đông như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thuyên tắc phổi…
Không có đáp án chính xác cho câu hỏi “suy tim độ 3 sống được bao lâu”. Bởi tiên lượng về tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 3 phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như tình trạng thể lực, ý thức tuân thủ điều trị, tâm lý người bệnh, lứa tuổi, chế độ ăn uống, các bệnh mắc kèm khác… Do đó, người bệnh không nên để bị ràng buộc bởi câu hỏi này, thay vào đó, hãy tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị để kéo dài tuổi thọ cho chính mình.
Đối với người bệnh suy tim độ 3, việc sử dụng thuốc dài ngày là điều khó tránh khỏi. Một số thuốc giúp làm giảm triệu chứng và quản lý các bệnh mắc kèm thường được kê cho người bệnh là:
– Thuốc trợ tim: giúp tăng lực co bóp của cơ tim như ouabain, digoxin…
– Thuốc lợi tiểu: để thải bớt dịch dư thừa, giảm phù cho người bệnh như furosemid, spironolacton, triamterent…
– Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: giúp làm giảm nhịp tim nhanh, trống ngực. Nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất là chẹn beta (nadolol, propranolol, atenolol…).
– Thuốc an thần: Phenobarbital, diazepam… giúp người bệnh giảm bớt lo âu, căng thẳng, ngủ tốt hơn.
– Thuốc hạ áp: có nhiều nhóm khác nhau như chẹn kênh canxi (verapamil, amlodipin…); ức chế men chuyển (captopril, enalapril…) giúp ổn định huyết áp, giảm bớt gánh nặng cho tim.
Bên cạnh các thuốc điều trị chính, người bệnh nên dùng kết hợp cùng các thảo dược giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn để giảm bớt các triệu chứng suy tim như Bồ hoàng, Hoàng kỳ, Đan sâm… Đây cũng là giải pháp đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới giúp quản lý suy tim hiệu quả hơn.
Người bệnh suy tim độ 3 cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định
Người bệnh cần ăn uống khoa học, kiêng khem một số loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể:
– Ăn nhạt: Hạn chế dưới 2g muối/ngày (bao gồm cả muối thêm vào món ăn và muối đã có trong các thực phẩm).
– Uống nước vừa đủ: Người bệnh không nên uống quá nhiều nước để tránh làm tăng thêm gánh nặng cho tim, lượng nước khuyến cáo nên uống là 30ml/kg trọng lượng cơ thể.
– Hạn chế ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, tinh bột đã qua tinh chế…
– Ăn nhiều rau xanh, cá biển, thịt gia cầm bỏ da, ngũ cốc chưa qua tinh chế (gạo lứt, yến mạch…).
– Hạn chế uống rượu bia, bỏ thuốc lá.
Người bệnh suy tim độ 3 không nên nằm một chỗ mà cần vận động nhẹ nhàng tùy theo tình trạng sức khỏe; nên tăng cường độ luyện tập mỗi ngày và nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu mệt, tránh để gắng sức. Các bài tập được khuyến khích luyện tập là đi bộ nhẹ, thiền, thái cực quyền, yoga… Thời gian luyện tập tối thiểu là 15 – 30 phút mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh suy tim độ 3 cũng cần chú ý giữ cho tâm lý luôn thoải mái, tránh để rơi vào trạng thái tâm lý bi quan, suy nghĩ nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.livestrong.com/article/97933-symptoms-weeks-pregnant/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17069-heart-failure-understanding-heart-failure/
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/diagnosing-heart-failure
Tin liên quan
Viết bình luận