Huyết áp thấp và thiếu máu não

Suy nhược cơ thể: 9 câu hỏi thường gặp và giải đáp từ các chuyên gia

Ngày đăng: 13 Tháng Hai, 2018
5/5 - (9 bình chọn)

Suy nhược cơ thể là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu không sớm được điều trị, bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc thường ngày của bạn. Hãy cùng nhau đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách phòng và điều trị hiệu quả nhất hiện nay.

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi quá mức trong một thời gian dài mà không rõ nguyên nhân. Và nếu không sớm được phát hiện, điều trị, tình trạng mệt mỏi sẽ ngày càng trầm trọng hơn ảnh hưởng tới cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Dấu hiệu nào để nhận biết suy nhược cơ thể?

Mệt mỏi là triệu chứng điển hình nhất của suy nhược cơ thể. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi không gắng sức và cho dù đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng này vẫn không thay đổi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng sau:

– Chán ăn, ăn không ngon miệng.

– Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém

– Nhức đầu.

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đôi khi là ngất xỉu.

– Mất ngủ mạn tính hoặc rối loạn giấc ngủ

– Thường xuyên cảm thấy bất an, lo lắng, bồn chồn, khó chịu.

– Đau cơ, khớp nhưng không có hiện tượng đỏ, sưng

– Đau cổ họng, sưng hạch bạch huyết.

Suy nhược cơ thể đôi khi xảy ra theo chu kỳ, tức là có thời điểm bạn cảm thấy sức khỏe suy kiệt, mệt mỏi đến cùng cực, nhưng sau đó các triệu chứng tự thuyên giảm và sớm tái phát trở lại sau ít ngày, khiến việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn.

Triệu chứng của suy nhược cơ thể là: mệt mỏi kéo dài

Đâu là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể?

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể mặc dù chưa được xác định chính xác, tuy nhiên một số nhà khoa học cho rằng tình trạng này có thể liên quan tới các yếu tố sau:

– Nhiễm virus Eptein – barr, virus herpes, hay siêu vi khuẩn bạch cầu.

– Hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

– Mất cân bằng nội tiết.

Ngoài ra, suy nhược cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác chẳng hạn như:

– Tuổi tác: Thường gặp ở độ tuổi từ 40 – 50

– Giới tính: Tỉ lệ phụ nữ mắc hội chứng này gấp đôi nam giới.

– Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Dị ứng.

Có cách nào để chẩn đoán chính xác tình trạng suy nhược cơ thể?

Theo viện Y học, chứng suy nhược cơ thể xảy ra ở 836.000 – 2.5 triệu người Mỹ, nhưng ước tính có khoảng 84 – 91% trong số đó chưa được chẩn đoán, nguyên nhân là do:

– Hiện nay chưa có một xét nghiệm đặc biệt nào để sàng lọc suy nhược cơ thể.

– Nhiều bệnh lý khác có các triệu chứng tương đồng với suy nhược cơ thể.

– Rất nhiều người mắc căn bệnh này nhưng triệu chứng không rõ ràng, khó chẩn đoán.

Mọi sự chẩn đoán đều sẽ dựa trên triệu chứng của người bệnh. Nếu bạn có tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng, kèm theo 4 trong số các triệu chứng kể trên kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn, bạn có thể được chẩn đoán suy nhược cơ thể.

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, suy nhược cơ thể không hề nguy hiểm. Còn trong trường hợp bạn thờ ơ và bỏ qua các triệu chứng của bệnh, chúng sẽ phát triển và trở nên tồi tệ hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thể chất, lẫn tinh thần của bạn. Cụ thể là:

– Rối loạn cảm xúc, dễ bị kích động.

– Tự cô lập với xã hội.

– Mất tập trung và không hứng thú trong mọi công việc.

– Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp…

Suy nhược cơ thể khiến bạn mất tập trung, không hứng thú trong mọi công việc

Có thể điều trị khỏi hoàn toàn chứng bệnh suy nhược cơ thể không?

Với chứng bệnh này, hiện nay chưa có phương pháp cụ thể nào có thể trị khỏi hoàn toàn. Mọi giải pháp sẽ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức và sinh hoạt như một người bình thường.

Hướng điều trị bệnh suy nhược cơ thể tối ưu nhất hiện nay là gì?

Bạn có thể được kê một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… Tuy nhiên chúng cũng chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn bớt mệt mỏi chứ không thể giải quyết tất cả các vấn đề bạn đang gặp phải. Và ngay khi ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng vẫn có thể quay trở lại.

Theo các nhà khoa học, thay đổi lối lành mạnh kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên đang là hướng đi mới, mang nhiều triển vọng trong điều trị suy nhược cơ thể. Trong đó bộ 3 thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu là những vị thuốc bổ được đánh giá cao. Bởi chúng không chỉ có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tế bào máu, tăng cường tuần hoàn máu mà còn có tác dụng hỗ trợ cơ quan tim, não, thận, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nhờ đó nhanh chóng cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn… và đem lại một giấc ngủ ngon hơn cho người bệnh.

Xem thêm: Thông tin về Hồng Mạch Khang – sản phẩm hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Suy nhược cơ thể nên ăn gì để mau lại sức?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy nhược cơ thể, nó không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung:

– Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, hải sản, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, táo, quả bơ, rau bina, ngô ngọt, trứng, sữa, hạt điều, hạt óc chó,…

– Rau xanh, trái cây tươi, củ quả nhiều chất sơ cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt

– Bổ sung vitamin C từ cam, chanh, bưởi, kiwi… để duy trì năng lượng cho cơ thể.

– Thực phẩm giàu vitamin B12: Thịt bò, cá, trứng, sữa, bí đỏ, đậu tương… giúp giảm mệt mỏi.

Có cần kiêng gì khi bị suy nhược cơ thể?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng cần tránh xa một số loại thức ăn không tốt cho sức khỏe sau:

– Hạn chế rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.

– Ngừng hút thuốc lá.

– Giảm lượng thực phẩm nhiều đường hóa học như bánh kẹo, nước ngọt…

– Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế chế biến sẵn: pizza, xúc xích, thịt hun khói…

– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu, mỡ, đồ chiến, rán…

Những lời khuyên của chuyên gia trong việc phòng và điều trị suy nhược cơ thể

– Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Giữ một tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách làm những điều mình yêu thích hoặc tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền,…

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc. Nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi ngủ để dễ ngủ hơn. Buổi trưa chỉ nên ngủ khoảng 15 – 30 phút để tránh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm của bạn.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể nhằm hạn chế những cơn hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hay ngất xỉu khi bị suy nhược cơ thể.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome#outlook

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360510

Viết bình luận