Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (Coronary artery bypass graft – CABG) là phương pháp điều trị được áp dụng từ những năm 70 của thế kỉ trước. Mặc dù ra đời đã nhiều năm nhưng mổ bắc cầu mạch vành vẫn là ca đại phẫu thuật còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy người bệnh cần nắm rõ những lưu ý trước và sau phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
Mục lục
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một phương pháp can thiệp xâm lấn dùng trong điều trị bệnh mạch vành. Trong đó, bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ chân, tay hoặc ngực của bạn để cấy ghép vào vị trí trước và sau đoạn mạch bị tắc nghẽn nhằm tạo ra một con đường mới dẫn máu giàu oxy đến nuôi tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không thể trị dứt điểm bệnh mạch vành. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm dịu các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi… và giảm nguy cơ tử vong khi nhồi máu cơ tim xảy ra.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành phải được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành sẽ được cân nhắc tiến hành trong một số trường hợp sau:
– Xử trí nhồi máu cơ tim cấp nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
– Người bệnh có nhiều hơn một động mạch vành bị tắc nghẽn và tâm thất trái – buồng bơm chính của tim không bơm máu tốt.
– Động mạch vành chính bên trái bị tắc nghẽn nghiêm trọng, đây là động mạch cung cấp máu chủ yếu cho tâm thất trái.
– Không thể điều trị tắc nghẽn động mạch bằng thủ thuật nong mạch/đặt stent tạm thời do mạch vành bị tắc nghẽn ở những vị trí hiểm hóc hoặc tắc nghẽn rải rác tại nhiều điểm trên động mạch.
– Người bệnh đã từng đặt stent nhưng không thành công hoặc bị tái tắc hẹp sau đặt stent.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể gây ra một số biến chứng trong hoặc sau khi làm thủ thuật. Chẳng hạn như:
– Mất máu.
– Rối loạn nhịp tim.
– Nhiễm trùng vết thương.
– Giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy nghĩ (thường cải thiện trong vòng 6 – 12 tháng).
– Vấn đề về thận.
– Đột quỵ.
– Nhồi máu cơ tim, nếu cục máu đông xuất hiện gây tắc nghẽn ngay sau phẫu thuật.
Bạn có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng này nếu đang mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như khí phế thũng, bệnh thận, tiểu đường hoặc tắc nghẽn động mạch ở chân…
Ngay sau khi xuất viện
Để giảm đau nhức nơi vết cắt, bạn có thể cần tiếp tục dùng thuốc giảm đau tại nhà trong vài tuần. Bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để không cọ xát vào vết thương.
Trong 3 đến 6 tuần đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi do cơ thể đang sử dụng rất nhiều năng lượng để tự chữa lành vết thương. Sau 6 tuần, bạn đã có thể thực hiện hầu hết các sinh hoạt hằng ngày và bình phục hoàn toàn sau 3 tháng.
Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành 5 ngày, người bệnh có thể ra viện
Chăm sóc vết thương
Trong thời gian hồi phục tại bệnh viện, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương tại nhà. Điều quan trọng là phải giữ cho vết thương sạch sẽ và bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách dùng thuốc sát khuẩn và băng lại vết thương hằng ngày.
Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào dưới đây:
– Đỏ, sưng, chảy máu hoặc chảy dịch từ vết mổ.
– Tăng cảm giác đau xung quanh vết mổ.
– Khó thở.
– Mạch nhanh hoặc không đều.
– Sưng phù chân.
– Tê tay và chân.
– Sốt từ 38 độ C trở lên, ớn lạnh.
– Buồn nôn hoặc nôn liên tục.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Để giảm nguy cơ này, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa và muối, nhưng giàu chất xơ và omega-3 có trong các loại rau quả, ngũ cốc nguyên cám, cá biển…
Luyện tập thể dục đều đặn
Khi bạn đã hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật, hãy duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch.
Bạn nên dành thời gian tập thể dục nhịp điệu với cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần. Một số bài tập mà bạn có thể tham khảo là đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, đánh cầu lông…
Nếu bạn cảm thấy khó đạt được 150 phút vận động/tuần, hãy bắt đầu luyện tập ở mức độ mà bạn cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như 10 phút tập thể dục nhẹ mỗi ngày rồi tăng dần thời lượng và cường độ hoạt động khi thể lực của bạn bắt đầu tốt hơn.
Dùng thuốc theo đơn
Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành để giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giúp tim của bạn hoạt động tốt nhất. Bạn cần duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kì để theo dõi các tác dụng phụ của thuốc và kịp thời điều chỉnh.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ thảo dược
Ngoài thuốc tây y, người bệnh nên dùng bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông và ức chế mảng xơ vữa phát triển như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá.. để giúp sức khỏe nhanh hồi phục và phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Xem thêm:
Thông tin về sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Bồ hoàng – Thảo dược quý ngăn xơ vữa mạch vành tiến triển
Hạn chế uống nhiều bia rượu
Mặc dù không cần kiêng hoàn toàn rượu bia, nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia Tim mạch, người bệnh không nên uống quá 14 đơn vị/tuần. Một đơn vị rượu tương đương với nửa lít bia hoặc 25ml rượu mạnh. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và cholesterol máu, làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch.
Mong rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn sẽ biết cách để chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành và không còn lo lắng về những biến chứng có thể xảy ra. Mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/coronary-bypass-surgery/about/pac-20384589
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/16897-coronary-artery-bypass-surgery
https://www.nhs.uk/conditions/coronary-artery-bypass-graft-cabg/recovery/
Tin liên quan
Viết bình luận