Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý về mắt thường gặp nhất ở người cao tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Người bệnh có thể cập nhật những thông tin hữu ích về căn bệnh này, thông qua những câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa điểm vàng dưới đây.
Mục lục
Thoái hóa điểm vàng là sự thoái hóa vùng trung tâm của võng mạc, gọi là điểm vàng – bộ phận chịu trách nhiệm về độ sắc nét của hình ảnh mà mắt nhìn được. Điểm vàng khỏe mạnh giúp chúng ta có thể thực hiện sinh hoạt hằng ngày như đọc sách, nhận diện khuôn mặt, lái xe… một cách bình thường.
Thoái hóa điểm vàng là sự thoái hóa của vùng trung tâm võng mạc – điểm vàng
Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng càng tăng lên. Thị lực của người bệnh mắc thoái hóa điểm vàng thường giảm dần ở cả hai mắt với những mức độ khác nhau. Có hai dạng thoái hóa điểm vàng là thoái hóa điểm vàng thể khô và thể ướt. Thoái hóa điểm vàng thể khô phổ biến hơn rất nhiều so với thể ướt (chiếm khoảng 80 – 90%) với thời gian tiến triển bệnh kéo dài và khó phát hiện hơn.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt tiến triển trong thời gian ngắn, do sự tăng sinh bất thường và rò rỉ dịch của các mạch máu dưới giác mạc vào trong mắt gây mù lòa. Tuy số lượng người bệnh mắc thoái hóa điểm vàng dạng này ít (10 – 20%) nhưng lại gây hậu quả mất thị lực nghiêm trọng với hơn 90% trường hợp mù lòa vĩnh viễn do thoái hóa điểm vàng.
Thoái hóa điểm vàng có nguyên nhân gốc rễ từ sự xuất hiện của các “gốc tự do” – sản phẩm thải do quá trình chuyển hóa trong cơ thể tấn công các tế bào võng mạc. Những yếu tố như di truyền, dinh dưỡng và lối sống của người bệnh là những yếu tố quyết định đến việc kiểm soát gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời và tia cực tím cũng là thúc đẩy sự giải phóng các gốc tự do này.
Những người trẻ cũng có thể mắc thoái hóa điểm vàng với những nguyên nhân không liên quan đến tuổi như di truyền, tiểu đường, suy dinh dưỡng, chấn thương, nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác. Tìm ra nguyên nhân là bước đầu quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả.
Giảm thị lực có thể là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa điểm vàng. Bác sỹ sẽ dùng kính soi đáy mắt để phát hiện bệnh. Một vài dấu hiệu sau đây đặc trưng cho bệnh thoái hóa điểm vàng:
– Hình ảnh nhìn bị méo mó, nhất là phần hình ảnh ở trung tâm tầm nhìn, nhìn đường thẳng thành lượn sóng.
– Một vùng mờ tối hoặc trắng xóa xuất hiện ở trung tâm tầm nhìn.
– Thay đổi màu sắc của hình ảnh hoặc nhận diện màu sắc kém.
Nếu có những triệu chứng như trên, người bệnh cần đến gặp bác sỹ nhãn khoa để khám ngay. Việc phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng là rất quan trọng trong việc làm chậm quá trình tiến triển và kết quả điều trị sau này.
Thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu thường chỉ xảy ra ở một mắt. Nhưng sau khi bệnh tiến triển, mắt còn lại có thể cũng bị ảnh hưởng.
Trên thế giới, vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị triệt để được thoái hóa điểm vàng. Các bác sỹ tập trung vào việc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thông qua những can thiệp về dinh dưỡng như bổ sung dinh dưỡng, đeo kính râm, tập thể dục…
Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo hydro hóa và những chất khác như bột ngọt làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, một chế độ ăn giàu Omega 3 và những sắc tố carotenoid có thể bảo vệ mắt chống lại bệnh tật. Carotenoid có nhiều trong những loại trái cây tươi và những loại rau có màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina…) có thể giúp ngăn quá trình tiến triển của bệnh.
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp làm chậm thoái hóa điểm vàng
Ngoài ra, việc bổ sung Lutein, Zeaxanthin (thành phần cấu tạo của điểm vàng); Selen và vitamin C, E cũng có tác động tích cực ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.
Việc bổ sung những dưỡng chất này trong chế độ ăn uống nhiều khi không đảm bảo được hàm lượng cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, một giải pháp thay thế thích hợp cho bạn là sử dụng những sản phẩm bổ trợ chuyên biệt cho điều trị thoái hóa điểm vàng có kết hợp những chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt cùng chất nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Alpha lipoic acid để dọn dẹp các gốc tự do gây thoái hóa điểm vàng.
Phẫu thuật nhằm loại bỏ những vết sẹo do thoái hóa điểm vàng đã có những thành công nhất định ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Nhưng hiệu quả của phẫu thuật này lại kém hơn với những người bệnh cao tuổi.
Đối với thoái hóa điểm vàng thể ướt, một vài thủ thuật khác cũng có thể được sử dụng để triệt bỏ những mạch máu tăng sinh bất thường như laser quang đông, liệu pháp quang động, ghép võng mạc…
Trong một số trường hợp, thoái hóa điểm vàng là do di truyền. Gen là yếu tố quan trọng quyết định khả năng chống lại những gốc tự do của mỗi người trong bệnh thoái điểm vàng. Trong nhiều trường hợp, bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, người bệnh có thể không mắc bệnh mặc dù có mang gen di truyền liên quan đến bệnh.
Những tia sáng mạnh như ánh sáng mặt trời, hoặc những tia sáng được phản chiếu từ những vật có màu sắc tươi sáng có thể làm trầm trọng thêm bệnh thoái hóa điểm vàng. Người bệnh nên đeo kính râm, đội mũ rộng vành bảo vệ mắt khi ra ngoài trời nắng để giảm khả năng phát triển và tiến triển của căn bệnh này.
Tăng huyết áp có thể khiến tình trạng thoái hóa điểm vàng trầm trọng hơn, đặc biệt là với dạng thoái hóa điểm vàng thể ướt. Những người bệnh tim cũng có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng cao hơn.
Tiếp xúc với khói thuốc lá chủ động hay thụ động đều làm đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng. Đặc biệt ở những người thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng với mắt như lutein, carotenoid…
Bằng những cách đơn giản dưới đây, người bệnh có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng:
– Hãy khám mắt định kỳ tối thiểu 6 tháng mỗi lần.
– Nói rõ với bác sỹ những dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng
– Bổ sung những chất chống oxy hóa, bảo vệ mắt từ thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên bảo vệ mắt.
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh lý thoái hóa thường gặp ở người cao tuổi. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này nhưng ngày càng nhiều phương pháp chữa trị ra đời đang từng bước cải thiện thị lực cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động ngăn ngừa căn bệnh này bằng một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh theo lời khuyên của bác sỹ.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tham khảo: http://www.i-care.net/faq-amd.htm
Tin liên quan
Viết bình luận