Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Những bệnh làm giảm thị lực theo tuổi tác

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (3 bình chọn)

Khi bạn có tuổi, cùng với “chân chậm”, “mắt mờ” là người bạn đồng hành không mong muốn, gây ra những rắc rối không hề nhỏ tới cuộc sống. Bằng việc hiểu rõ về bệnh, những triệu chứng có thể gặp phải sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Một số bệnh về mắt thường gặp khi có tuổi

Đục thủy tinh thể

Là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở người lớn tuổi, đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn ngay khi bước vào độ tuổi trung niên. Đây là bệnh phát triển chậm, không có dấu hiệu rõ ràng nên thường khó được phát hiện sớm. Khi chưa tiến triển nặng, ánh sáng mạnh và đeo kính mắt có thể giúp bạn “đối phó” lại với căn bệnh này, tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời. Nếu không điều trị đúng cách và triệt để, đục thủy tinh thể có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng.

Đục thủy tinh thể có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu sau: nhìn mờ, như có đám mây che phủ trước mắt; nhạy cảm với ánh sáng và ánh sáng chói, nhìn đôi, nhìn nhòe…. Khi có một trong bất kỳ các triệu chứng trên, bạn nên đi khám tại chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hoặc phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo nếu bị nặng.

Tăng nhãn áp (Glocom)

Glocom xảy ra khi nhóm dây thần kinh thị giác bị tổn thương do áp lực cao bất thường trong mắt. Áp lực này có thể gây thiệt hại hàng triệu sợi thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt tới não. Khi các dây thần kinh thị giác bị tổn thương, điểm mù sẽ được hình thành trong tầm nhìn của bạn. Nếu không được điều trị, tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa.

Glocom có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị kịp thời

Glocom có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị kịp thời

Tăng nhãn áp góc mở – nguyên nhân gây mất thị lực ngoại vi và dần dần mất thị lực trung tâm là dạng bệnh thường gặp nhất. Trong khi tăng nhãn áp góc đóng ít phổ biến hơn, thường được coi là tình trạng cấp cứu y tế gây đau mắt , mờ và đỏ mắt. Một số phương pháp điều trị tăng nhãn áp bao gồm thuốc, điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật.

Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm)

Liên quan đến tuổi, thoái hóa điểm vàng (AMD) xảy ra khi điểm vàng – một phần của võng mạc chịu trách nhiệm thị lực trung tâm bị thoái hóa, làm giảm thị lực trung tâm.

Thoái hóa điểm vàng có hai thể: thể khô và thể ướt. Trong đó, thoái hóa điểm vàng thể khô thường phổ biến hơn. Nó được gây ra bởi sự suy thoái một cách từ từ của các mô võng mạc trung tâm. Thoái hóa điểm vàng thể ướt xảy ra khi mạch máu bị rò rỉ ảnh hưởng đến điểm vàng.

Thị lực trung tâm bị giảm do thoái hóa điểm vàng

Thị lực trung tâm bị giảm do thoái hóa điểm vàng

Tùy thuộc vào dạng bệnh, thoái hóa điểm vàng có thể gây ra:

– Hình ảnh méo mó, đường thẳng biến thành đường cong hoặc lượn sóng

– Nhìn mờ

– Không nhìn rõ thị lực trung tâm

Nếu thấy những thay đổi về thị lực trung tâm của mình hay gặp các dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng, bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời. Hiện nay trên thế giới, chưa có biện pháp nào có thể điều trị được bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý có thể làm chậm lại sự tiến triển của tình trạng này.

Đục dịch kính (Hiện tượng ruồi bay)

Chiếm 2/3 diện tích nhãn cầu, nằm ngay sau thủy tinh thể là dịch kính được cấu tạo chủ yếu từ collagen và nước. Khi bạn già đi, dịch kính bị hóa lỏng, các sợi collagen có xu hướng co cụm lại với nhau, hoặc tạo thành bong bóng nhỏ, gây cản trở đường truyền của tia sáng trên võng mạc, tạo thành các điểm khuyết trên thị trường, gọi là đục dịch kính.

Đục dịch kính làm xuất hiện hiện tượng ruồi bay, trông như những đốm đen hoặc màu xám, với hình dây hoặc nhện có thể di chuyển liên tục trong tầm nhìn. Hầu hết đục dịch kính do tuổi tác là vô hại và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy sự gia tăng đột ngột về số lượng đục dịch kính, đặc biệt nếu nó kết hợp cùng với mất thị lực ngoại vi, bạn cần đi khám ngay lập tức. Điều này có thể báo hiệu tình trạng xuất hiện rách hoặc bong võng mạc.

Khô mắt

Khô mắt là tình trạng tuyến nước mắt không sản xuất đủ lượng nước cần thiết để làm ẩm, bôi trơn nhãn cầu gây ra các biểu hiện như cảm giác ngứa rát, cộm và khó chịu trong mắt, lâu dần có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt. Thường xuất hiện ở người lớn tuổi khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng, hanh khô; dinh dưỡng kém; sau khi phẫu thuật mổ lasik thay thủy tinh thể nhân tạo…

Phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt theo tuổi

Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, ở nước ta, nền công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm nhiễm bẩn, tiếp xúc và làm việc thường xuyên với nguồn ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử… càng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa mắt, tăng nguy cơ mắt các bệnh về mắt khi còn trẻ.

Thay vì có bệnh mới chữa, công tác phòng bệnh nên được ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Vì mắt là bộ phận có cấu tạo rất đặc biệt, các bệnh về mắt đều có thể làm ảnh hưởng xấu đến thị lực, trong khi chưa có nhiều các phương pháp điều trị có thể chữa khỏi hoàn toàn được tất cả các bệnh. Ngoài những lời khuyên như khám mắt thường xuyên, đeo kính bảo vệ, ăn uống hợp lý, tập thể dục thì việc sử dụng thêm thuốc bổ mắt cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia nhãn khoa khuyến khích.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.mayoclinic.org/

Viết bình luận