Khi bị thiếu máu nuôi dưỡng, không chỉ trái tim mà cơ thể bạn cũng sẽ có những cách khác nhau để báo hiệu tình trạng bệnh. Nhận diện sớm những triệu chứng bệnh tim thiếu máu cơ tim cục bộ điển hình ngay sau đây, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để sống khỏe nếu mắc phải căn bệnh này.
Mục lục
Trong giai đoạn đầu, khi mạch vành còn tắc hẹp ở mức độ nhẹ, lượng máu đến nuôi tim chưa bị ảnh hưởng nhiều thì người bệnh thường sẽ không gặp phải triệu chứng gì. Khi mảng xơ vữa phát triển dày hơn, các triệu chứng sẽ biểu hiện ngày một rõ rệt hơn:
Đau thắt ngực là triệu chứng khá điển hình của thiếu máu cơ tim cục bộ. Cơn đau thường được mô tả với cảm giác như có vật nặng đè lên ngực hay bị bóp nghẹt lấy tim; có người lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm.
Đau thắt ngực được chia thành 2 dạng là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Trong đó, đau thắt ngực ổn định thường xảy ra khi vận động gắng sức, nhiễm lạnh, căng thẳng quá mức… nếu sử dụng thuốc và nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Còn đau thắt ngực không ổn định thì không thể dự đoán trước vì cơn đau có thể xuất hiện tại bất kì thời điểm nào, mức độ thường dữ dội hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm dù dùng thuốc hay nghỉ ngơi. Cơn đau thắt ngực không ổn định là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim cục bộ nghiêm trọng (nhồi máu cơ tim) cần được xử trí khẩn cấp.
Các triệu chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ thường gặp
Cũng như mọi cơ quan khác trong cơ thể, tim cũng cần được cung cấp đủ máu để duy trì hoạt động bình thường. Khi tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra, khả năng bơm/hút máu của tim bị suy giảm, dẫn đến các cơ quan ở xa tim như chân tay, và đặc biệt là não bộ không nhận được đủ máu, gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài, khả năng vận động và làm việc theo đó cũng bị giảm sút.
Biểu hiện khó thở, hụt hơi thường xuất hiện về đêm, khi người bệnh nằm xuống, làm gián đoạn giấc ngủ. Người bệnh thường phải kê cao gối khi nằm để dễ thở hơn. Mức độ khó thở cũng tăng lên khi người bệnh vận động hoặc cúi xuống.
Nguyên nhân gây ho là do tim bị giảm khả năng bơm hút máu nên dịch bị tích trữ tại phổi, làm cản trở trao đổi oxy tại các phế nang. Người bệnh có thể bị ho khan hoặc có lẫn đờm, máu.
Thiếu máu cơ tim cục bộ gây tổn thương cơ tim, gây ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền của hệ thống điện trong tim, dẫn tới rối loạn nhịp tim.
Khi não bộ không nhận được đủ máu nuôi dưỡng thì người bệnh thường dễ bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu… kèm theo vã mồ hôi.
Đây là những triệu chứng thiếu máu cơ tim rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa nên thường bị bỏ qua. Người bệnh cần hết sức cẩn trọng, nếu những dấu hiệu này đi kèm cùng cơn đau ngực thì nhiều khả năng là do thiếu máu cơ tim gây ra.
Những triệu chứng này thường chỉ gặp ở người bệnh tim thiếu máu cục bộ nặng, cho thấy tình trạng tích trữ dịch trong cơ thể đang xảy ra do thiếu máu cơ tim gây biến chứng suy tim.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ đều gặp phải các triệu chứng giống nhau hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như nhau. Trên thực tế, nhiều phụ nữ từng bị thiếu máu cơ tim cho biết các triệu chứng của họ rất giống triệu chứng của bệnh cúm như ho, khó thở, chóng mặt, vã mồ hôi…
Để cải thiện các triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ, người bệnh sẽ được điều trị tích cực với thuốc kết hợp cùng thay đổi lối sống. Phẫu thuật chỉ được tiến hành trong những trường hợp bệnh nặng. Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả hơn:
– Tuân thủ dùng thuốc: Thuốc giúp cải thiện chức năng tim và làm giảm các triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, tránh quên liều hoặc bỏ thuốc giữa chừng khi thấy triệu chứng bắt đầu thuyên giảm.
– Dùng thêm sản phẩm bổ trợ: Ngoài thuốc điều trị, người bệnh có thể dùng kết hợp cùng những sản phẩm bổ trợ cho tim mạch chứa thảo dược có tác dụng ngăn xơ vữa động mạch tiến triển, tăng cường tưới máu nuôi tim và chống cục máu đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra, Mạch môn. Giải pháp này sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng thiếu máu cơ tim và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
– Thay đổi chế độ ăn: Thực hiện chế độ ăn giảm muối (ăn ít hơn 3 gam muối/ngày), hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ, nội tạng, thịt đỏ… Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám.
Duy trì lối sống khoa học để cải thiện triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ
– Không dùng chất kích thích: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu và đồ uống chứa caffein.
– Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu cục bộ. Người bệnh nên lựa chọn bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu… và duy trì thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Tái khám sức khỏe định kỳ: ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ.
Bằng cách thực hiện các thói quen sống khoa học, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu cơ tim; đó cũng là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ cho người bị thiếu máu cơ tim chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra
Bệnh tim thiếu máu cục bộ và giải pháp điều trị
Dược sỹ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/ischemic-cardiomyopathy#symptoms
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17145-ischemic-cardiomyopathy/management-and-treatment
Tin liên quan
Viết bình luận