Theo nhiều số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong do huyết áp thấp ngày càng tăng cao. Một phần là do sự chủ quan xem nhẹ bệnh. Phần là do các triệu chứng của huyết áp thấp rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn, rối loạn tiền đình,… điều này gây cản trở nhiều tới quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Vậy nên, trong cuộc chiến chống lại “thần chết” mang tên tụt huyết áp này, người nắm rõ nhất về các triệu chứng nhằm nhận biết sớm bệnh chính là người chiến thắng.
Mục lục
Người bệnh đột nhiên thấy choáng váng, đầu óc quay cuồng, mọi vật như di chuyển thành vòng tròn. Đây là triệu chứng tụt huyết áp điển hình nhất, nhưng lại không phải dấu hiệu đặc trưng, và cũng rất dễ gây nhầm lẫn bởi có rất nhiều bệnh lý có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, chẳng hạn như: thiếu máu, thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn), rối loạn tiền đình,…
Người bệnh tụt huyết áp dễ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, hay mộng mị và tỉnh giấc giữa đêm. Điều này khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc, tâm lý thay đổi thất thường, dễ nổi cáu.
Cảm giác mệt mỏi, thiếu sinh lực, run rẩy chân tay có thể thường xuyên xuất hiện, đồng thời, người bệnh còn nhận thấy cơ thể mình yếu, thậm chí là không thể đứng dậy di chuyển như người bình thường khác.
Mệt mỏi có thể là triệu chứng tụt huyết áp điển hình
Tụt huyết áp đột ngột khiến lưu lượng máu lên não giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền tín hiệu tới dây thần kinh thị giác, người bệnh có biểu hiện nhìn mờ, thậm chí là mắt tối sầm và hoàn toàn không thấy gì trong vài giây đến vài phút.
Huyết áp thấp lâu ngày làm giảm lưu lượng máu tới cơ quan tiêu hóa, dễ gây kích ứng buồn nôn, giảm nhu động ruột và khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến người bệnh thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Người bệnh huyết áp thấp thường rất mau quên, họ có thể quên ngay cả khi sự việc vừa mới xảy ra trước đó vài phút. Nguyên nhân là do huyết áp thấp lâu ngày khiến tế bào não không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các tế bào này dần thoái hóa và làm giảm khả năng tư duy, ghi nhớ của người bệnh.
Huyết áp thấp, tuần hoàn máu kém khiến người bệnh không thể tập trung chú ý vào bất kỳ vấn đề gì, họ thường xuyên lơ đễnh, làm giảm năng suất công việc.
Áp lực máu lên thành mạch giảm, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan. Lúc này não bộ sẽ truyền thông tin yêu cầu tim co bóp mạnh hơn để bù đắp máu cho mọi cơ quan trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh tụt huyết áp thường gặp tình trạng nhịp tim nhanh, lâu dần có thể gây rối loạn nhịp tim (tức nhịp tim lúc chậm, lúc nhanh)
Tụt huyết áp đột ngột làm giảm lượng máu, oxy tới mọi cơ quan trong cơ thể, kể cả não bộ. Lúc này não bộ sẽ tự động “ngưng” tạm thời, để tập trung hỗ trợ cho các hoạt động khác của cơ thể. Người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức vài giây tới vài phút.
Tụt huyết áp sâu, đột ngột có thể gây tình trạng ngất xỉu
Xem thêm: Tổng quan về ngất xỉu: Nguyên nhân, các phòng và điều trị
Đây là triệu chứng hiếm gặp, nhưng là biểu hiện báo hiệu tình trạng tụt huyết áp sâu, kéo dài và người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Tình trạng này tái diễn nhiều lần, có thể trở thành phản xạ tự nhiên và để lại di chứng động kinh rất khó chữa.
Sốc là tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu có những triệu chứng sau, cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở gần nhất:
– Lơ mơ, lú lẫn, nhất là khi gặp ở người già.
– Vã mồ hôi, ớn lạnh
– Mạch nhanh, nhưng yếu.
– Thở nhanh nhưng nông
Mục tiêu trong điều trị tụt huyết áp là cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… đồng thời nâng cao chỉ số huyết áp. Để làm được điều này, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau, cụ thể gồm:
– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, chú ý hơn tới các loại thực phẩm giàu tiền tố tạo máu chẳng hạn như: Thịt bò, trứng, sữa, bí đỏ, đậu tương, gan động vật, thịt lườn gà,…
– Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít/ngày)
– Thay thế cà phê và các chất kích thích khác bằng nước ép hoa quà hoặc trà thảo dược.
– Ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia.
– Tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền, thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm 20 – 30 phút/ngày.
– Chia nhỏ bữa ăn, hạn chế tình trạng quá no hoặc quá đói.
– Khi cảm thấy sắp có cơn tụt huyết áp, bạn có thể uống chút nước gừng, ăn ít bánh kẹo, socola… sau đó nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi, kê chân cao hơn đầu để tăng lưu lượng máu lên não, nhanh chóng cải thiện triệu chứng tụt huyết áp.
Xem thêm: 7 bài tập thể dục cho người bệnh huyết áp thấp
Từ ngàn đời này, Đương quy vốn được xem là vị thuốc bổ đầu tay, được nhiều thầy thuốc đông y sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, tăng cường tuần hoàn, điều trị hạ huyết áp. Đồng thời một số hoạt chất có trong Đương quy có tác dụng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, kích hoạt thụ thể cảm áp hoạt động nhanh nhạy, chính xác hơn, từ đó huyết áp cũng được nâng cao và ổn định một cách tự nhiên, bền vững.
Việc sử dụng những sản phẩm thảo dược chứa Đương quy cùng một số vị thuốc khác như Ích trí nhân, Xuyên tiêu… sẽ giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe, nâng cao chỉ số huyết áp, đẩy lùi tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do chính căn bệnh gây ra.
Xem thêm: Viên uống Hồng Mạch Khang giúp hỗ trợ điều trị tụt huyết áp hiệu quả
Ds. Cao Thủy
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465
Tin liên quan
Viết bình luận