Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Nguyên nhân gây khô mắt và cách điều trị

Ngày đăng: 25 Tháng Ba, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Khô mắt là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, thời gian đầu có thể chưa làm ảnh hưởng nhiều đến thị lực của bạn, mà chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cộm mắt, không thoải mái… nhưng về lâu dài nếu không được điều trị có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Vậy nguyên nhân gây khô mắt là gì? Làm cách nào để có thể điều trị được bệnh khô mắt?Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây

Bệnh khô mắt thường xảy ra ở cả hai mắt, nhưng cũng có một số trường hợp chỉ xảy ra ở một mắt. Khi người bệnh bị khô mắt thường có những biểu hiện như đỏ mắt, chảy nước mắt, cộm trong mắt… Bệnh có thể làm suy giảm thị lực của bạn trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ khiến cho mắt bạn nhanh chóng bị thoái hóa, lão hóa trước tuổi.

Nguyên nhân gây khô mắt

Nước mắt của bạn là một hỗn hợp phức tạp được cấu thành từ nước, chất béo và protein. Nếu bạn không sản xuất đủ nước mắt, chất lượng nước mắt kém, và/hoặc nước mắt tăng bốc hơi dưới tác động của môi trường thì đều có thể dẫn tới bệnh khô mắt.

Nguyên nhân khô mắt do giảm sản xuất nước mắt

Khô mắt có thể xảy ra khi bạn không thể sản xuất đủ nước mắt. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị giảm sản xuất nước mắt:

– Người trung niên và cao tuổi

– Sử dụng thuốc kháng sinh chống dị ứng histamine hay thuốc tránh thai

– Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài

– Mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp

– Phẫu thuật mắt sau khi bị chấn thương, hoặc sau khi thực hiện mổ Lasik với những trường hợp bị cận thị, đục thủy tinh thể…

– Nhiễm trùng mắt

Khô mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Khô mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Khô mắt do tăng bốc hơi nước mắt

Nếu bạn sống trong môi trường có khí hậu hanh khô, nhiều khói bụi và vi khuẩn, hoặc thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các thiết bị điện tử trong nhiều giờ, mắt tập trung làm việc trong thời gian dài… sẽ làm cho mắt nhanh chóng bị khô do quá trình bốc hơi nước mắt diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khô mắt.

Sự mất cân bằng trong thành phần nước mắt

Màng phim nước mắt có ba lớp cơ bản: dầu, nước và chất nhầy. Sự mất cân bằng của một trong các thành phần này đều có thể là nguyên nhân gây khô mắt.

Điều trị bệnh khô mắt bằng cách nào?

Điều trị khô mắt sẽ đạt được hiệu quả cao khi bạn xác định được rõ nguyên nhân gây khô mắt. Nếu mắt bạn bị khô do mắc phải một số bệnh lý như nhiễm trùng, thì cần phải điều trị nhiễm trùng trước, từ đó sẽ cải thiện tình trạng khô mắt cho bạn. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng một số cách dưới đây để điều trị chứng khô mắt cho bạn như:

Bổ sung nước mắt nhân tạo bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tra mỡ

Những trường hợp nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt (nước mắt nhân tạo), khi được bổ sung vào mắt nó sẽ làm ướt giác mạc, giúp cho giác mạc được bôi trơn, và duy trì độ ẩm cho mắt. Trong trường hợp thuốc nhỏ không đủ để bổ sung chất bôi trơn (chất nhầy) trong mắt, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc mỡ tra mắt cho người bệnh dùng vào ban đêm.

Sử dụng nước mắt nhân tạo để điều trị khô mắt

Sử dụng nước mắt nhân tạo để điều trị khô mắt

Can thiệp phẫu thuật để điều trị khô mắt

Can thiệp phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh khô mắt nhằm giữ cho đôi mắt luôn được ẩm ướt. 

Nước mắt tiết ra sẽ theo một kênh nhỏ là ống lệ rồi chảy vào mũi, để hạn chế việc nước mắt thoát xuống mũi quá nhiều, giúp bảo tồn được nước mắt ở trong giác mạc được nhiều hơn, lâu hơn, các bác sĩ sẽ thực hiện một trong các cách sau:

– Đóng một phần ống dẫn nước mắt: với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng một nút silicon chèn vào ống dẫn nước mắt (ống lệ) để tạm thời ngăn ngừa việc chảy nước mắt xuống túi lệ.

– Đóng toàn phần ống dẫn nước mắt: Nếu như việc đóng một phần ống lệ vẫn không khắc phục được tình trạng khô mắt, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp đóng toàn bộ ống lệ bằng cách sử dụng nhiệt để gây tê tại nhánh cần làm tắc, sau đó tạo ra vết sẹo ngay ở đầu ống thoát nước để đóng ống lệ. Từ đó làm tăng lượng nước mắt thông qua việc “khóa” tại chỗ ống lệ, khiến nước mắt không chảy ra khỏi mắt để đi vào mũi.

– Sử dụng nhiệt (Lipiflow): Ngoài việc áp dụng theo hai phương pháp trên, các bác sĩ sẽ sử dụng nhiệt và áp suất tác động trực tiếp lên mí mắt. Từ đó các tuyến dầu bị tắc tại đây sẽ được lưu thông, tăng khả năng sản xuất nước mắt. Bởi “dầu” là một trong những thành phần chính của nước mắt giúp bôi trơn và cung cấp dưỡng chất cho mắt và ngăn tình trạng nước mắt bị bay hơi quá mức.

Như vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô mắt mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khô mắt phù hợp với bạn.  

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.webmd.com/eye-health/eye-health-dry-eyes

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/basics/causes/con-20024129

Viết bình luận