Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Manh mối về nguyên nhân gây mất thị lực do thoái hóa điểm vàng

Ngày đăng: 6 Tháng Mười, 2016
5/5 - (2 bình chọn)

Ngày 11 tháng 8 tập san nổi tiếng của Anh Quốc về các thông tin khoa học Nature Communications đã công bố kết quả nghiên cứu trong việc phát hiện ra một manh mối gây mất thị lực do thoái hóa điểm vàng, hứa hẹn sẽ mở ra một hướng đi mới giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt gây tổn thương tại điểm vàng. Điểm vàng hay còn gọi là hoàng điểm được coi là trung tâm của võng mạc giúp chúng ta nhận biết hình ảnh được rõ ràng và sắc nét hơn. Bệnh được chia thành 2 thể là thể khô và thể ướt, qua thời gian thị lực của mắt sẽ bị suy giảm tạm thời thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây mất thị lực ở người bị thoái hóa điểm vàng

Sự tăng sinh bất thường các mạch máu mới ở điểm vàng chính là thủ phạm gây suy giảm thị lực.  Lý do được các nhà khoa học giải thích rằng các mạch máu mới này rất “mỏng manh, dễ vỡ” có thể làm xuất huyết gây tổn thương đến mắt.

Vậy ngoài nguyên nhân do tuổi tác còn có nguyên nhân nào khác làm tăng sinh những mạc máu này không? Để tìm ra câu trả lời Apte, Paul Cibis giáo sư nhãn khoa đồng thời là nhà nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Y khoa Washington đã dành nhiều năm tìm hiểu về hệ thống miễn dịch trong mắt. Qua quá trình nghiên cứu, ông đã tìm thấy phân tử tế bào Interleukin-10 (IL10) đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành các mạch máu liên quan đến bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt – thường dễ gây mù lòa hơn dạng khô.

Mạch máu bất thường gây mù lòa ở người bệnh thoái hóa điểm vàng

Mạch máu bất thường gây mù lòa ở người bệnh thoái hóa điểm vàng

Trước khi tình trạng mất thị lực xảy ra, phân tử  IL10 cũng như số lượng các tế bào miễn dịch đặc hiệu, gọi là đại thực bào M2 tăng cao trong mắt. Nguyên nhân tại sao IL10 lại làm gia tăng các đại thực bào và mạch máu hiện vẫn chưa được làm rõ. Vì vậy, Apte và các đồng nghiệp của ông đã thực hiện nghiên cứu trên những con chuột trong đó đường tín hiệu tế bào khác nhau đã được vô hiệu hóa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng có một đường tín hiệu cụ thể  liên quan đến một protein gọi là STAT3  được kích hoạt đã làm thay đổi số lượng các tế bào miến dịch M2 và thúc đẩy tăng sinh các mạch máu mới. Đồng thời, họ đã kiểm tra mô mắt ở những người bệnh bị thoái hóa điểm vàng thể ướt đã phẫu thuật để loại bỏ mạch máu bất thường trong năm 1980 và 1990. Kết quả có quá nhiều các protein STAT3 cũng như các đại thực bào M2 ở chuột cũng được phát hiện trong mắt người. Điều đó cho thấy, nguyên nhân của sự phát triển mạch máu gây tổn hại ở người cũng giống như những gì các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy ở chuột đó chính là sự tăng trưởng mạch máu bất thường được liên kết với các đại thực bào với mức độ cao của các protein STAT3.

Hy vọng mới trong điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng

Tiến sĩ Rajendra.Apte cho biết: “Nghiên cứu đã làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về các tế bào miễn dịch có thể làm mất thị lực ở thoái hóa điểm vàng. Nó cũng giúp chúng ta tìm ra phương pháp điều trị bằng cách nhắm vào mục tiêu là các phân tử dẫn đến sự hình thành các mạch máu bất thường. Khi ức chế quá trình này, chúng ta có thể làm thay đổi các tế bào miễn dịch và gây trở ngại cho sự phát triển mạch máu bất thường. Điều này đã mở ra hướng điều trị giúp ngăn chặn việc mất thị lực, thậm chí có thể khôi phục lại thị lực ở những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa ở người trên 50 tuổi”.

Một số hợp chất có thể làm gián đoạn hoạt động của các protein STAT3 đã được thử nghiệm trên chuột cho kết quả khá khả quan. Hy vọng trong tương lai gần các thuốc này sẽ được áp dụng trong điều trị thoái hóa điểm vàng.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn: https://news.wustl.edu/

Viết bình luận