Huyết áp thấp và thiếu máu não

Mách bạn cách chẩn đoán suy nhược cơ thể nhanh nhất!

Ngày đăng: 19 Tháng Tư, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Suy nhược cơ thể không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng theo số liệu thống kê căn bệnh này ngày càng lan rộng, tỷ lệ chiếm khoảng 5 – 11% dân số thế giới. Trong đó trên 80% trường hợp được chẩn đoán rơi vào phụ nữ và độ tuổi từ 30 trở lên.

Chẩn đoán suy nhược cơ thể gặp nhiều khó khăn bởi vì các triệu chứng của căn bệnh này có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác như thiếu máu, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não… Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cánh chẩn đoán suy nhược cơ thể nhanh và chính xác nhất!

3 tiêu chí để chẩn đoán suy nhược cơ thể

Hiện nay chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán suy nhược cơ thể. Tuy nhiên bác sĩ có thể nhận diện căn bệnh này dựa trên 3 tiêu chí sau:

Mệt mỏi kéo dài

Triệu chứng điển hình nhất của suy nhược cơ thể là hiện tượng mệt mỏi, suy yếu đến cùng cực, kéo dài trong nhiều tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Ngay cả khi họ đã cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nhưng sức khỏe vẫn không thể hồi phục.

Mệt mỏi là triệu chứng điển hình để chẩn đoán suy nhược cơ thể

Mắc kèm nhiều triệu chứng suy nhược cơ thể khác

Cùng với mệt mỏi kéo dài, để chẩn đoán suy nhược cơ thể, bạn cần có 4 trong số các triệu chứng mắc kèm sau:

– Giảm khả năng tập trung, chú ý, gặp khó khăn khi phải thực hiện những công việc đòi hỏi phải tư duy.

– Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, quên mọi thứ ngay cả khi chúng mới xảy ra.

– Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, liên tục.

– Nổi hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách.

– Đau họng, viêm họng.

– Đau cơ, khớp không rõ nguyên nhân.

– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

– Trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt.

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ là triệu chứng của suy nhược cơ thể

Đã khám tổng quát nhưng không tìm ra bất kỳ bệnh lý nào khác

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như phân tích công thức máu, xét nghiệm nước tiểu… để loại trừ các nguyên nhân khác như: Thiếu máu, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, ung thư, rối loạn nội tiết, suy nhược thần kinh… Và khi không có mắc các bệnh kể trên, bác sĩ có thể đưa ra kết luận rằng, bạn đang mắc chứng suy nhược cơ thể.

Lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Y học đã biết đến chứng suy nhược cơ thể từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cũng như cách điều trị triệt để. Mọi giải pháp đều hướng tới việc cải thiện triệu chứng và giúp người bệnh thoát khỏi sự mỏi mệt triền miên, sớm quay lại với công việc, sinh hoạt thông thường.

Lắng nghe một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia sau để hạn chế tối đa ảnh hưởng của suy nhược cơ thể tới cuộc sống của bạn:

– Dành thời gian nghỉ ngơi, cả về thể chất lẫn tinh thần.

– Tham gia các hoạt động ngoài trời, các công việc bản thân yêu thích nhằm kích thích sự năng động của cơ thể, thay vì ngày càng trở nên thụ động.

– Chia sẻ những khó khăn, áp lực tâm lý với bạn bè, người thân, bác sĩ… nhằm tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.

– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, hoa quả,…

– Ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích.

Kết hợp cùng viên uống thảo dược chứa Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân nhằm giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao thể trạng, giúp làm giảm nhanh cách dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt do suy nhược cơ thể gây ra. Đồng thời, sản phẩm sẽ giúp người bệnh cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn, đêm ngủ sâu giấc, cơ thể tràn đầy năng lượng cho công việc và cuộc sống thường ngày.

Xem thêm: Hồng Mạch Khang – Sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360510

Viết bình luận