Bệnh tăng động

Khen ngợi trẻ tăng động giảm chú ý: Bạn đã biết 7 cách này chưa?

Ngày đăng: 18 Tháng Một, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Việc khen ngợi đúng lúc sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực, giúp trẻ tăng động thoát khỏi nỗi sợ hãi, tự tin hơn với năng lực bản thân và có động lực khi thực hiện những hành vi tốt. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết khen ngợi trẻ đúng cách. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn cách để phát huy tối đa những lợi ích tích cực từ việc khen ngợi trẻ.

Những lợi ích từ việc khen ngợi trẻ tăng động giảm chú ý

Chẳng có ai là không thích được khen ngợi, đặc biệt với trẻ tăng động giảm chú ý, điều này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khẳng định năng lực của bản thân. Bởi vậy, khen ngợi đúng lúc sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trẻ, bao gồm:

Tạo giá trị tinh thần to lớn cho trẻ

Nhiều khi những món quà đắt tiền cũng không hữu ích bằng việc bạn dành lời khen ngợi, động viên đúng thời điểm, ngay khi trẻ có những hành vi hoặc kết quả tốt. Bởi đây sẽ là nguồn động viên, khích lệ tinh thần to lớn với trẻ.

Với trẻ tăng động giảm chú ý, một lời khen ngợi còn quý hơn món quà đắt tiền

Thúc đẩy những hành vi tích cực

Những lời khen ngợi, động viên kịp thời giống như “cơn mưa giữa sa mạc” không chỉ giúp trẻ thoát khỏi sự nghi ngờ bản thân mà còn tạo động lực để trẻ tiếp tục duy trì những hành vi tích cực ở những lần sau.

Sửa chữa hành vi sai trái

Khi được công nhận, khen thưởng cho những việc làm tốt, trẻ sẽ dễ dàng nhận thức được rõ rệt đâu là việc xấu, từ đó giảm bớt những hành vi này và cư xử tốt hơn.

Giúp trẻ thêm tự tin về bản thân

Trẻ tăng động giảm chú ý thường không chắc chắn mình làm có tốt hay không và rất hay tự ti về năng lực của bản thân, bởi vậy trẻ sẽ nhận ra những ưu điểm riêng khi được khen ngợi, từ đó tự tin hơn trong cuộc sống.

Khen ngợi trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào cho hiệu quả?

Đừng khen con thông minh

Khi con đạt điểm cao, làm được việc tốt hoặc có những câu nói lém lỉnh, nhiều cha mẹ đã không ngần ngại khen con thông minh. Thực ra, điều này không hề tốt, bởi trẻ sẽ nghĩ rằng mình cực kỳ thông minh, sau đó nếu gặp thất bại trẻ sẽ khó có thể vượt qua, thậm chí này sinh tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin hơn.

Nếu thường xuyên khen trẻ thông minh, chúng sẽ cảm thấy sợ khi phạm sai lầm, sợ mọi người phán xét hành động không thông minh sau này. Nhưng nếu được khen là “con rất nỗ lực” thì sẽ mang đến hiệu ứng tốt hơn, trẻ sẽ hướng sự tập trung, cố gắng vào một vấn đề nhất định.

Cổ vũ những nỗ lực của trẻ

Mọi thành công hay hạnh phúc trong cuộc sống không phải là đích đến mà nó là cả một quá trình. Bởi vậy, dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa, nếu như con bạn đã cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân thì bạn hãy cổ vũ cho sự nỗ lực của trẻ để con không cảm thấy thất vọng về bản thân.

Cha mẹ nên cổ vũ những nỗ lực của trẻ tăng động giảm chú ý

Đặt niềm tin ở con

Khi con muốn cam kết hay quyết tâm thực hiện một việc gì đó, bạn hãy nói với trẻ rằng mình tin tưởng ở con. Đây là cách tốt nhất để tạo hứng khởi, động lực giúp trẻ hoàn thành mọi việc.

Đưa ra lời khen cho hành động cụ thể

Lời khen bao giờ cũng cần đi đôi với giải thích, bạn không thể chỉ khen suông mà không cho trẻ biết lý do tại sao được khen. Bởi vậy thay vì khen chung chung như “con giỏi lắm”, “con ngoan lắm” thì bạn có thể nói rằng “cha/mẹ rất tự hào vì con đã được điểm 10 môn Toán.” Như vậy trẻ mới hiểu  mình đang được khen vì điều gì, từ đó mà nỗ lực làm tốt hơn.

Nói “cảm ơn” với hành động nhỏ của trẻ

Mặc dù khen ngợi là điều cần thiết nhưng đừng khiến điều này trở thành động lực cơ bản để trẻ hành động. Bởi lẽ, nếu lạm dụng lời khen sẽ khiến trẻ chỉ làm việc vì được khen ngợi chứ không phải để hoàn thiện bản thân. Bởi vậy, thay vì nói những câu như “con mẹ giỏi quá”, cha mẹ hãy cảm ơn những hành động tốt của con một cách chân thành. Thừa nhận những hành động tốt của trẻ là một cách khen ngợi tích cực.

Thể hiện sự yêu thương, quan tâm trẻ

Hãy vừa khen ngợi vừa thể hiện sự yêu thương trẻ thông qua những cử chỉ âu yếm, cái ôm ấm áp,… điều này sẽ giúp trẻ có thể cảm nhận được một lời khen ý nghĩa và trọn vẹn hơn.

Cha mẹ nên thể hiện sự yêu thương, quan tâm tới trẻ tăng động giảm chú ý

Không so sánh con với trẻ khác

Cha mẹ nên đánh giá con dựa vào sự nỗ lực, những cải thiện tích cực so với quá khứ chứ không nên so sánh con với trẻ khác. Bởi vì, điều này sẽ khiến con đánh giá sai lệch về bản thân cũng như người khác, từ đó thiếu tự tin hoặc nảy sinh tâm lý đố kỵ.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

Mỗi lời khen ngợi giống như hạt giống tâm hồn gieo vào suy nghĩ của trẻ những điều tích cực. Nhưng vì là “hạt giống” nên cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách “gieo trồng” của cha mẹ và những người xung quanh. Bởi vậy, hiểu rõ được nguyên tắc khi khen ngợi trẻ là cách tốt nhất giúp phát huy tối đa lợi ích của lời khen đồng thời giúp trẻ sớm cải thiện hành vi hiệu qu

DS: Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/praise-encouragement-parenting-adhd-child/

 

Viết bình luận