Bệnh tăng động

Hiểu rõ yếu tố nguy cơ gây tăng động ADHD để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Ngày đăng: 4 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Trong những năm gần đây, ADHD (hội chứng tăng động giảm chú ý) được nhắc đến ngày càng nhiều bởi tốc độ gia tăng không kém gì bệnh cận thị học đường. Mặc dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên rối loạn này để điều trị trúng đích nhưng biết được yếu tố nguy cơ gây ADHD có thể giúp cha mẹ giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh cho con.

ADHD là gì?

ADHD là tên viết tắt theo tiếng anh của hội chứng tăng động giảm chú ýAttention Deficit Hyperactivity Disorder, là rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học. Đặc trưng cơ bản của hội chứng này là trẻ thiếu kiểm soát thái độ và hành vi, thường chạy nhảy, vận động liên tục, không tuân thủ các quy tắc và/hoặc kém tập trung chú ý trong mọi việc.

Yếu tố nguy cơ gây ADHD là do đâu?

Di truyền

Số liệu của nhiều nghiên cứu cho thấy gen có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây ADHD. Vì những đứa trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị tăng động giảm chú ý hoặc những rối loạn về sức khỏe tâm thần khác có tỷ lệ gặp hội chứng này cao hơn 4 lần so với trẻ sinh ra trong gia đình bình thường.

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu xem bất thường trên gen nào gây nên ADHD, nhưng có thể nhận thấy người bị ADHD có nồng độ dopamin trong não thấp. Ngoài ra, trẻ ADHD có mô não ở các vùng não liên quan đến khả năng tập trung mỏng hơn bình thường. Tuy nhiên, đa phần trẻ khi lớn lên bộ não sẽ phát triển đến độ dày như những người khác và triệu chứng ADHD giảm xuống.

Chất tạo màu và bảo quản thực phẩm là một trong các yếu tố nguy cơ gây ADHD

Tăng động giảm chú ý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, việc phòng ngừa và ngăn chặn ngay từ yếu tố nguy cơ sẽ giúp hạn chế những hệ lụy do bệnh gây ra, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0972.032.029 nếu cần được tư vấn về giải pháp hiệu quả cho chứng bệnh này.

Dinh dưỡng và thực phẩm

Một số thành phần độc hại trong thực phẩm như chất bảo quản, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương dường như có tác động rõ ràng đến hành vi của trẻ em. Nhiều chuyên gia tin rằng phụ gia thực phẩm làm trầm trọng thêm triệu chứng tăng động ở trẻ.

Thiếu omega – 3 cũng có liên quan đến các triệu chứng tăng động giảm chú ý. Vì chất béo này rất quan trọng với sự phát triển và hoạt động chức năng của não bộ. Có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu hụt omega – 3 dễ dẫn đến nhiều rối loạn, trong đó có ADHD. Hơn nữa, việc bổ sung omega – 3 có thể làm giảm triệu chứng ADHD ở nhiều trẻ.

Không dung nạp thức ăn

Một số trường hợp không dung nạp được các loại thức ăn như sữa, chế phẩm từ lúa mì và các loại hạt cũng có nguy cơ mắc ADHD cao.

Môi trường độc hại

Việc tiếp xúc với môi trường chứa nhiều độc tố, chẳng hạn như chì được tìm thấy trong sơn và đường ống các tòa nhà cũ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc tăng động ở trẻ.

Người mẹ có lối sống thiếu lành mạnh khi mang thai

Những vấn đề xảy ra khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, gây ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc hoạt động chức năng của hệ thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý sau này. Cụ thể là:

– Mẹ sử dụng rượu hoặc hút thuốc trong thai kỳ vì những chất này có thể gây thiếu oxy trong tử cung.

– Tiếp xúc quá nhiều với sóng điện thoại, wifi…

– Sử dụng một số loại thuốc sai cách như paracetamol, kháng sinh…

Trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh non thường có não bộ chưa hoàn thiện, điều này dễ dẫn tới kiếm khuyết trong cấu trúc hệ thần kinh so với trẻ sinh đủ tháng,

Tổn thương não

Đây cũng có thể là nguyên nhân của rối loạn tăng động. Tổn thương não có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với chất độc hại hoặc do va đập gây chấn thương trước, trong hoặc sau khi sinh ra. Vùng não bị tổn thương là thùy trán.

Tiếp xúc với thiết bị điện tử

Có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với tivi, máy tinh hoặc điện thoại quá nhiều khi trẻ còn nhỏ là một trong những yếu tố nguy cơ gây ADHD và một loạt những khó khăn khác trong cuốc sống của trẻ sau này.

Lắng nghe nhận định của chuyên gia về ảnh hưởng của thiết bị điện tử tới trẻ tăng động giảm chú ý trong video sau:

Trẻ xem nhiều thiết bị điện tử có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao hơn

Cách phòng ngừa yếu tố nguy cơ của ADHD – tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Mặc dù đây là những yếu tố nguy cơ gây ADHD nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng chính xác cho điều này. Tuy nhiên, để giảm bớt khả năng con bị tăng động, các mẹ có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau:

– Trong khi mang thai cần tránh bất cứ thứ gì có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn như không uống rượu sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc lá. Ngoài ra, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào.

– Bảo vệ trẻ, tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và chất độc, kể cả khói thuốc lá và sơn chì.

– Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ, tránh để trẻ xem nhiều tivi hoặc điện thoại trong những năm đầu đời.

Hi vọng với những thông tin trên đây, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về những yếu tố nguy cơ gây ADHD và có cách phòng ngừa cho con hiệu quả, nhất là trong trường hợp gia đình bạn từng có người gặp phải hội chứng này.

Xem thêm:

Cách điều trị chứng tăng động giảm chú ý

Sản phẩm hỗ trợ điều trị nếu trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngay từ khi còn nhỏ

Ds. Cao Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/symptoms-causes/syc-20350889

https://psychcentral.com/disorders/childhood-adhd/causes-risk-factors-of-childhood-adhd/

https://www.news-medical.net/health/ADHD-Causes-and-Risk-factors.aspx

Viết bình luận