Hẹp mạch vành là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay gây nên nhiều gánh nặng nghiêm trọng về sức khỏe cho toàn xã hội. Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh hẹp mạch vành tại Việt Nam đang tăng cao ở mức báo động. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm.
Mục lục
Hẹp mạch vành thường được biết đến với nhiều tên gọi như bệnh mạch vành, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim. Đây là tình trạng khi động mạch vành – là động mạch duy nhất cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho cơ tim trở nên xơ cứng và hẹp lại do sự phát triển và tích tụ của các mảng xơ vữa từ sâu bên trong lớp nội mạc mạch máu. Kết quả làm giảm lưu lượng máu đến tim, tế bào cơ tim bị thiếu oxy và dưỡng chất, không duy trì được chức năng bình thường.
Mảng xơ vữa tiến triển gây hẹp mạch vành
– Đau thắt ngực là triệu chứng hay gặp nhất: cảm giác đau như có vật gì đè nặng lên ngực, đau nhiều ở giữa ngực và phía bên trái. Cơn đau có xu hướng tăng lên khi căng thẳng hoặc xúc động. Đau có thể lan sang cánh tay, vai, lưng, hàm, cổ.
– Khó thở tăng dần, mệt mỏi nhiều khi lao động gắng sức.
– Đánh trống ngực.
– Nhịp tim nhanh hơn.
– Mệt mỏi, chóng mặt.
– Buồn nôn, nôn.
– Đổ mồ hôi.
Dấu hiệu bệnh mạch vành đôi không giống nhau ở tất cả mọi người. Nếu như bạn hay người thân đang có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0972 032 029 để được giải đáp kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành được chia làm hai nhóm:
Mặc dù bạn không thể can thiệp vào những nguy cơ này nhưng việc hiểu rõ về chúng giúp đánh giá những ảnh hưởng của những yếu tố này.
– Tuổi và giới tính: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên theo độ tuổi do sự tích lũy nhiều hơn của các mảng xơ vữa theo thời gian. Nguy cơ tăng lên ở nữ giới trên 55 tuổi và nam giới trên 45 tuổi.
– Yếu tố dân tộc: Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở một số dân tộc cao hơn những người khác.
– Yếu tố di truyền: Theo Liên đoàn tim mạch thế giới, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn khi trong gia đình có tiền sử bệnh này.
Đây là những nguy cơ mà bản thân người bệnh hoàn toàn có thể can thiệp bằng việc thay đổi lối sống. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, có 6 nguy cơ chính:
– Hút thuốc lá.
– Cholesterol máu cao, rối loạn lipid máu: Nồng độ cholesterol “xấu” (LDL-C) cao và cholesterol “tốt ” (HDL-C) giảm thấp sẽ tạo điều kiển để tích tụ nhiều mảng xơ vữa trong lòng động mạch.
– Huyết áp cao.
– Béo phì.
– Bệnh tiểu đường.
– Lối sống không khoa học, lười vận động.
Nếu không có biện pháp để ngăn chặn tình trạng hẹp mạch vành, người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng dưới đây:
– Suy tim: Sự tắc hẹp của động mạch vành trong một thời gian dài khiến cho lượng máu đến nuôi tim bị giảm sút, tế bào cơ tim thiếu hụt oxy và dưỡng chất nghiêm trọng, không đủ năng lượng để duy trì hoạt động bình thường.
– Loạn nhịp tim: Tế bào cơ tim không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến sự rối loạn dẫn truyền điện gây nên tình trạng loạn nhịp tim, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, rung nhĩ, rung thất. Nhiều trường hợp rung thất có thể bị tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.
– Nhồi máu cơ tim: khi các mảng xơ vữa bị nứt vỡ, cục máu đông xuất hiện gây bít tắc động mạch. Khi đó dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim bị cản trở dẫn đến một phần cơ tim bị hoại tử.
– Ảnh hưởng tới các động mạch khác: Hẹp động mạch vành có thể ảnh hưởng đến tất cả các động mạch khác trong cơ thể như động mạch cảnh, động mạch chủ.. gây nên những biến chứng ở những cơ quan khác như: não bộ, chân, tay…
– Đột tử: Nếu như tim bị thiếu máu nghiêm trọng và không hồi phục có thể gây tử vong đột ngột.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim do biến chứng bệnh mạch vành
8 dấu hiệu suy tim cần nhận biết sớm
– Thiết lập chế độ ăn tốt cho tim mạch: Hạn chế muối, ăn nhiều rau củ và hoa quả tươi, tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: ổi, cam, chanh, quả cherry, việt quất, ớt chuông đỏ,hành tây, ngũ cốc, đậu nành và các sản phẩm từ đậu.
Rau củ quả, đậu nành giúp phòng ngừa bệnh mạch vành tiến triển
– Bỏ thuốc lá nếu như đang hút.
– Giảm cân nếu thừa cân.
– Kiểm soát chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường huyết.
– Hạn chế các chất kích thích: rượu bia, cafe…
– Tạo thói quen tập thể dục thể thao vừa sức.
– Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
– Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược: Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh vai trò của nhiều loại thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành tiến triển. Sự kết hợp của những vị thuốc này tạo nên tác động đa chiều trên toàn bộ hệ thống mạch vành làm giảm đau thắt ngực, cải thiện tình trạng mệt mỏi, khó thở.. Ngoài ra, còn ngăn ngừa sự xuất hiện và tiến triển của các mảng xơ vữa thông qua việc ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, giảm cholesterol “xấu”, phòng ngừa huyết khối.
Xem thêm:
Bồ hoàng – giải pháp toàn diện ngăn ngừa xơ vữa mạch vành
Sản phẩm chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm phòng ngừa bệnh hẹp mạch vành
Bệnh hẹp mạch vành tuy rằng rất nguy hiểm nhưng nếu được trang bị đầy đủ những thông tin cần thiết, người bệnh sẽ có biện pháp kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế tối đa những biến chứng có thể gặp phải trong tương lai.
Ds Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613
https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease/complications#complications
https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease/risk-factors#risk-factors
Tin liên quan
Thanh Xuân, 10:45:02 : 18/08/2018
Sau khi phát hiện hẹp mạch vành 50% thì thời gian bao lâu nữa phải đặt stel
trungmyjsc.com.vn 11:11:27 : 18/08/2018
Chào bạn Thanh Xuân,
Đặt stent là phẫu thuật thường được chỉ định khi mức độ hẹp mạch vành từ 70, 80% trở lên nhằm giúp nong rộng lòng động mạch, giúp máu đến nuôi cơ tim tốt hơn.
Đối với hẹp mạch vành thì tùy vào sức khỏe, chế độ chăm sóc, điều trị mà tiến triển của bệnh ở từng người là khác nhau, do vậy thời gian kể từ khi phát hiện hẹp 50% đến khi cần phẫu thuật đặt stent cũng khác nhau. Có người thì bệnh tiến triển mạnh khiến mức độ hẹp tăng lên nhanh và cần đặt stent sớm; nhưng cũng có người điều trị tốt, có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh thì thậm chí còn không cần đặt stent. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp này trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/tim-hieu-ve-giai-phap-dat-stent-mach-vanh.html
Với tình trạng hiện tại, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn hoặc người thân nên có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để cải thiện bệnh tốt hơn. Nếu cần hỗ trợ thêm điều gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải pháp điều trị tối ưu.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!