Bệnh động kinh

Giật kinh phong có nguy hiểm không? – 5 hậu quả “khôn lường”!

Ngày đăng: 27 Tháng Mười, 2021
5/5 - (6 bình chọn)

Giật kinh phong là tên gọi dân gian của bệnh động kinh, hay đúng nghĩa nhất là động kinh thể co cứng – co giật toàn thân với biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng cơ, rung giật bất thường và mất ý thức trong khoảng 1 – 3 phút. Vậy thực chất giật kinh phong có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay 5 biến chứng thường gặp và cách phòng  ngừa hiệu quả tại bài viết sau.

Giật kinh phong có nguy hiểm không? 5 biến chứng thường gặp

Tổn thương não bộ

Giật kinh phong xảy ra là do sự rối loạn hoạt động điện não, khiến các nơron thần kinh phóng điện quá mức, đột ngột. Vì vậy tình trạng này kéo dài và tái diễn nhiều lần có thể “giết chết” các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng não bộ, khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, chuyển động, lời nói, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Giật kinh phong có thể gây tổn thương não bộ

Giật kinh phong có thể gây tổn thương não bộ

Dễ gặp tai nạn, chấn thương

Cơn giật kinh phong thường xảy đến bất ngờ, ít có dấu hiệu báo trước, nên thường khiến người bệnh gặp phải những tai nạn, chấn thương tay, chân, não bộ nếu như đang làm việc trên cao, tham gia giao thông,… hay thậm chí là tử vong do ngã ngất ở những nơi nguy hiểm mà không được xử lý kịp thời.

Nguy cơ tử vong cao hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ tử vong ở người bệnh động kinh cao hơn từ 1.6 – 3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, họ cũng có thể tử vong nếu điều trị không đúng cách, không kiểm soát tốt cơn co giật và rơi vào trạng thái động kinh (Là tình trạng bị co giật trong thời gian dài hoặc liên tiếp nhiều cơn mà không có khả năng phục hồi nhận thức giữa các cơn).

Đột tử không rõ nguyên nhân (SUDEP)

SUDEP là tình trạng người bệnh giật kinh phong đột ngột tử vong mà không liên quan đến các chấn thương hay tai nạn đuối nước. Tình trạng này thường tăng cao ở những người bệnh có cơn giật kinh phong tái phát nhiều lần.

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây nên cơn đột tử chưa được hiểu rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng, chính những rối loạn điện não trong cơn co giật đã ảnh hưởng tới nhịp tim, khả năng hô hấp khiến người bệnh bất ngờ ngừng thở, ngừng tim, sau đó tử vong.

Rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm

Đa phần những người bệnh giật kinh phong thường gặp tình trạng rối loạn cảm xúc, lo âu, căng thẳng quá mức. Họ thường buồn vui thất thường, đôi khi đang rất phấn khích người bệnh có thể ngay lập tức lo lắng, sợ hãi mà không rõ nguyên nhân. Nhiều người bệnh giật kinh phong rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,…

Giật kinh phong có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của rất nhiều người

Giật kinh phong có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của rất nhiều người

Biện pháp phòng ngừa biến chứng do giật kinh phong

Khi biết giật kinh phong có nguy hiểm không, nhiều người sẽ có cảm giác lo lắng và sợ hãi. Nhưng thực tế, có rất nhiều người đã kiểm soát bệnh và phòng ngừa được những biến chứng xấu xảy ra nhờ vào các biện pháp dưới đây:

Thuốc hóa dược trị giật kinh phong

Cho đến nay, phương pháp điều trị giật kinh phong tối ưu nhất vẫn là sử dụng thuốc chống động kinh liên tục 2 – 3 năm, thậm chí là hàng chục năm để ổn định hoạt động điện não, giảm dần và tiến tới cắt được cơn co giật.

Nhìn chung có đến 70% người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn giật kinh phong nếu lựa chọn đúng thuốc và kiên trì điều trị. Tuy nhiên, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi phải dùng lâu dài. Bởi vậy người bệnh cần tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định và không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc.

Thảo dược tự nhiên giúp ngăn chặn cơn giật kinh phong

Lựa chọn thảo dược tự nhiên trong điều trị giật kinh phong là hướng đi mới được nhiều chuyên gia khuyên khích người bệnh nên dùng. Trong đó, được đánh giá cao hơn cả là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này được chứng minh có thể tác động tận gốc, toàn diện đến căn nguyên gây cơn giật kinh phong qua 3 cơ chế sau:

– Trấn tĩnh hệ thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ.

– Hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, cân bằng hoạt động dẫn truyền.

– Đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng, tăng cường chức năng não bộ.  

Hiệp đồng tác dụng của hai thảo dược này giúp người bệnh giảm rõ rệt tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn và giúp kiểm soát hành vi, cảm xúc, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bởi vậy, người bệnh giật kinh phong nên tham khảo và tìm hiểu những sản phẩm hỗ trợ có chứa đủ cả 2 loại thảo dược này để sử dụng.

Sử dụng thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn giật kinh phong hiệu quả

Sử dụng thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn giật kinh phong hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát cơn giật kinh phong hiệu quả

Người bệnh giật kinh phong nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng cơn?

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp người bệnh giật kinh phong tăng cường sức khỏe mà còn góp phần kiểm soát cơn co giật hiệu quả. Bởi vậy, người bệnh nên:

– Bổ sung protein, canxi thông qua các loại thực phẩm như thịt nạc, trứng, tôm, cua, cá, hải sản,…

– Chú trọng thực phẩm giàu Omega 3 như các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…), các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó, hạt chia,…), các loại dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt lanh,…)

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính và các chất phụ gia, bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga,…

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích thần kinh như cà phê, trà đặc,…

– Tạo thói quen ngủ đúng giờ (trước 11 giờ tối), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày với người trưởng thành), hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần.

Những thông tin trong bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn có thể hiểu rõ “giật kinh phong có nguy hiểm không?”, từ đó lựa phương pháp trị hiệu quả giúp ngăn chặn mọi rủi ro có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến số điện thoại  024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov

Viết bình luận

  1. võ hồng hạnh :

    trẻ nhỏ bị sốt cao 39 độ xong co giật có phải là bị động kinh ko?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hồng Hạnh,
      Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra 1, 2 lần thì thường không gây nguy hại gì cho bé, nhưng nếu diễn ra thường xuyên hơn, các cơn co giật gần nhau thì có thể để lại di chứng động kinh cho trẻ nhỏ. Do vậy, với tình trạng hiện tại, gia đình bạn không nên chủ quan, thay vào đó cần theo dõi bé cẩn thận và cho bé đi khám nếu cơn co giật xuất hiện ngay cả khi không sốt. Để kết luận chính xác cơn giật của bé có phải là động kinh không, bé cần tiến hành các xét nghiệm như: điện não đồ, điện não đồ video, chụp cộng hưởng từ… Chúng tôi không thể đưa ra kết luận chỉ dựa trên những triệu chứng mà bạn mô tả.
      Để phòng ngừa cơn co giật do sốt tái phát và ảnh hưởng của sốt cao co giật trên não bộ thì ngay từ bây giờ bạn nên cho con sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó, với những bé có tiền sử sốt co giật thì cơ địa sẽ nhạy cảm hơn, bởi vậy khi con bắt đầu có dấu hiệu chớm sốt gia đình nên chú ý hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt quá mức dẫn đến co giật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao co giật trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/sot-cao-co-giat-nhung-thong-tin-cha-co-con-nho-can-biet.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!