Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Đừng để mất thị lực vì thoái hóa điểm vàng

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
4.5/5 - (4 bình chọn)

Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) là căn bệnh nguy hiểm về mắt không chừa bất kỳ một ai, nhưng thường gặp ở người trên 50 tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mù lòa phổ biến, khiến cho hàng chục triệu người mất thị lực mỗi năm trên toàn thế giới.

Thoái hóa điểm vàng là gì?

Hoàng điểm trong mắt là một bộ phận nhỏ gần trung tâm của võng mạc, giúp cân bằng ánh sáng và điều chỉnh hình ảnh sắc nét. Một số trường hợp, thoái hóa điểm vàng diễn tiến trong thời gian dài khiến người bệnh gần như không cảm nhận được thị lực đang bị suy giảm. Số khác, bệnh lại tiến triển nhanh hơn, thị lực bị giảm thậm chí là mất đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.

Ban đầu, thị lực trung tâm đều sẽ biến mờ hoặc thành điểm đen. Điểm đen này lan rộng dần nhưng người bệnh sẽ không mù hoàn toàn. Mặc dù vậy, những ảnh hưởng của thoái hóa điểm vàng đến đời sống của người bệnh là rất nghiêm trọng.

Thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 thể: thể ướt và thể khô.

Hình ảnh từ mắt của một người bệnh bị thoái hóa điểm vàng

Hình ảnh từ mắt của một người bệnh bị thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng – Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Điểm vàng trong mắt được cấu tạo từ hàng triệu tế bào cảm ứng ánh sáng và màu sắc, cho phép trung tâm hình ảnh mà mắt nhìn được có tính tập trung cao, hình ảnh rõ nét và màu sắc chân thực. Do đó, khi bị thoái hóa điểm vàng cũng đồng nghĩa với việc thị lực sẽ bị suy giảm nhanh chóng.

Tuổi tác chính là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh thoái hóa điểm vàng, thường xuất hiện ở người có độ tuổi trên 50. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác của căn bệnh này là:

– Hút thuốc lá làm tăng gấp 2 lần nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người lớn hút so với những người không hút thuốc lá.

– Chúng tộc da trắng dễ mắc hơn người da màu.

– Gia đình có người thân bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Triệu chứng bệnh thoái hóa điểm vàng

Có ba giai đoạn của bệnh thoái hóa điểm vàng được xác định bởi kích thước và số lượng drusen (chất lắng đọng màu vàng) dưới võng mạc. Mỗi một giai đoạn, các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau:

– Giai đoạn đầu: bệnh thoái hóa điểm vàng được xác định với một lượng nhỏ drusen, có kích thước bằng đường kính sợi tóc của người trưởng thành, người bệnh thường không bị mất thị lực.

– Giai đoạn giữa: lượng drusen xuất hiện nhiều hơn, làm thay đổi sắc tố võng mạc hoặc cả hai. Người bệnh giảm nhẹ thị lực nhưng vẫn rất khó để phát hiện.

– Giai đoạn cuối: người bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô sẽ giảm dần thị lực, mất hẳn thị lực trung tâm. Người bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt mạch máu bị rò rỉ dẫn đến sưng và tổn thương điểm vàng, dẫn đến mất thị lực nhanh chóng.

Thoái hóa điểm vàng được chẩn đoán như thế nào?

Thoái hóa điểm vàng được chẩn đoán bởi bác sỹ nhãn khoa bằng các phương pháp sau:

– Đo thị lực.

– Khám giãn nở đồng tử, nhìn mặt sau của mắt để kiểm tra võng mạc và các dây thần kinh thị giác.

– Lưới Amsler giúp người bệnh phát hiện những thay đổi về thị lực trung tâm.

– Chụp mạch huỳnh quang: tiêm thuốc nhuộc huỳnh quang vào tĩnh mạch ở tay và tạo các hình ảnh rõ nét về mạch máu của mắt.

– Chụp sóng ánh sáng (tương tự như chụp siêu âm) để chẩn đoán hình ảnh mô mắt.

Lưới amsler dùng để chẩn đoán bệnh thoái hóa điểm vàng

Lưới amsler dùng để chẩn đoán bệnh thoái hóa điểm vàng

Điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng

Mục tiêu trong điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng là phát hiện sớm và trì hoãn quá trình thoái hóa. Trong từng giai đoạn bệnh khác nhau, người bệnh sẽ được tiếp cận với phương pháp điều trị khác nhau.

– Giai đoạn đầu: Không có phương pháp điều trị khi bị thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ cần tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá và có một chế độ ăn tốt cho mắt như rau xanh đậm, cá, cà chua… sẽ giảm được đáng kể quá trình tiến triển của bệnh.

– Giai đoạn giữa và muộn: Các nhà khoa học phát hiện, người bệnh thoái hóa điểm vàng trong giai đoạn này nếu được dùng vitamin liều cao nhất định có thể làm chậm quá trình thoái hóa. Các dạng vitamin liều cao được sử dụng là Vitamin C, Vitamin E, Beta-carotene, Lutein, Zeaxanthin, acid béo omega – 3 cùng với một số khoáng chất như Kẽm, Đồng.

Nếu người bệnh đã mất thị lực do thoái hóa điểm vàng, khả năng phục hồi thị lực gần như không thể. Trong trường hợp này, người bệnh thường được hướng dẫn tận dụng tối đa tầm nhìn ngoại vi (những phần hình ảnh mắt còn có khả năng nhìn được) để thực hiện những công việc đơn giản và tự chăm sóc bản thân.

Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là cách duy nhất để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa, giúp người bệnh có thị lực đủ để vui sống cuộc sống khi về già. Với người lớn tuổi nên đi khám mắt định kỳ tối thiểu 1 lần/ năm.

Thoái hóa, lão hóa là quy luật tất yếu của sự sống, nhưng nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học gần đây làm sáng tỏ, nếu bổ sung thêm nguồn chất chống oxy hóa để dọn dẹp những “rác thải” sinh ra trong quá trình chuyển hóa trong mắt có thể ngăn chặn bước đi của bệnh tật. Một trong số các chất chống oxy hóa như Alpha lipoic acid, Quercetin, Kẽm… đã và đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới và trong đó có cả nước ta, giúp làm chậm quá trình tiến triển, bảo vệ và duy trì thị lực cho không chỉ người bệnh thoái hóa điểm vàng mà còn các bệnh khác như đục thủy tinh thể, khô mắt…

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: https://nei.nih.gov/

Viết bình luận