Bệnh động kinh

Động kinh ở trẻ bại não: Cha mẹ đã thực sự hiểu rõ?

Ngày đăng: 3 Tháng Sáu, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Cơn động kinh có thể xảy ra ở hầu hết các trẻ bại não và những biểu hiện co giật, co cứng tay chân xuất hiện thường làm cho nhiều cha mẹ lo lắng. Bởi vậy, việc trang bị kiến thức ngay từ bây giờ sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về bệnh, đồng thời tìm ra được giải pháp tốt nhất để giúp con sớm bình phục trở lại.

Bại não là gì?

Bại não là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, duy trì thăng bằng và tư thế của trẻ. Bệnh thường khởi phát sớm từ thời thơ ấu, liên quan đến những tổn thương não bộ, có thể bắt đầu từ lúc hình thành bào thai hoặc giai đoạn trong và sau khi sinh. Có ba dạng bại não thường gặp bao gồm: Thể liệt cứng (phổ biến nhất), thể múa vờn và cuối cùng là bại não thể thất điều.

Bại não gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, duy trì thăng bằng và tư thế của trẻ

Mối liên hệ giữa động kinh và bại não

Nghiên cứu cho thấy, có tới 23 – 52% trẻ bại não mắc kèm chứng bệnh co giật, động kinh. Bởi trẻ bại não có những tổn thương trong cấu trúc não bộ do ngạt, sang chấn khi sinh, bị thương bởi các dụng cụ hỗ trợ sinh đẻ hoặc do trẻ bị viêm màng não, u não,… và đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến di chứng động kinh sau này.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển động kinh ở trẻ bại não gồm:

– Xuất hiện cơn co giật sơ sinh.

– Chỉ số Apgar thấp < 4 điểm (Apgar là phương pháp đơn giản để nhận định nhanh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn với thang điểm từ 0 – 2 gồm màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động, hô hấp)

– Trẻ sinh non ≤ 31 tuần tuổi.

– Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh động kinh.

– Trẻ bị bại não do các yếu tố trước sinh, đặc biệt là rối loạn chức năng não.

– Trẻ bại não bị liệt nửa người.

Mắc kèm bệnh động kinh khiến biểu hiện ở trẻ bại não thêm trầm trọng, khó điều trị và khả năng hồi phục chức năng vận động, tư duy cũng khó hơn, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được kiểm soát tốt.

Trẻ bại não sinh non làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động kinh

Dấu hiệu nhận biết cơn động kinh ở trẻ bại não

Ngoài những biểu hiện như chậm phát triển tâm thần, suy giảm thị lực, thính lực, giao tiếp hạn chế, bất thường về khả năng vận động, di chuyển, giữ thăng bằng, nhiều trẻ bại não còn kèm theo các cơn co giật, động kinh. Tùy thuộc vùng não bị tổn thương và dạng động kinh mắc phải mà trẻ có các biểu hiện cụ thể như sau:

Dạng động kinh

Biểu hiện nhận biết

Co giật – co cứng toàn thân

Đột nhiên ngã, các cơ co cứng lại và giật liên tục kéo dài khoảng 2 – 3 phút sau đó bệnh nhân từ từ tỉnh lại nhưng rất mệt mỏi.

 

 

Cơn vắng ý thức

Xảy ra trong khoảng 15 – 30 giây, có thể lặp lại 50 – 100 cơn/ngày. Trẻ bất ngờ ngừng mọi hoạt động như ngừng đi, nói chuyện,… và nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và không biết những gì xảy ra xung quanh.

 

Cơn rung giật cơ

Các cơ bắp của trẻ giật một cách đột ngột, không tự chủ ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

 

Cơn co giật cơ

Trẻ bị co giật chân, tay liên tục trong vài giây đến vài phút, cha mẹ có giữ chân tay trẻ cũng không thể ngừng lại.

 

Cơn co cứng

Đặc trưng bởi biểu hiện cứng đột ngột cánh tay hoặc chân ở cả hai bên của cơ thể, thường xuất hiện khi trẻ đang ngủ.

 

Động kinh nhược cơ

Các cơ mềm nhũn, không có sức lực, mí mắt sụp xuống, đầu gật về phía trước.

 

Động kinh cục bộ

Co giật xảy ra ở một số bộ phận của cơ thể như tay, chân, không kiểm soát được hành vi, có thể mất ý thức, cảm thấy lo lắng, buồn nôn,… trước khi cơn xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết từng dạng động kinh ở trẻ bại não

Các phương pháp điều trị động kinh ở trẻ bại não

Mặc dù rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có rất nhiều cách để giúp trẻ cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn cơn động kinh. Bởi vậy các bậc phụ huynh có thể tham khảo áp dụng các phương pháp sau:

Vật lý trị liệu

Khả năng cử động, di chuyển bình thường của trẻ sau trị liệu là khoảng 20 – 60%. Bằng liệu pháp châm cứu (điện châm, thủy châm,…) có thể tác động và kích thích các huyệt mạch, thông kinh, dưỡng khí giúp hồi phục khả năng vận động tốt hơn. Ngoài ra, phụ huynh có thể kết hợp thêm bấm huyệt, xoa bóp, massage để giúp trẻ sớm bình phục.

Thuốc kháng động kinh

Một số loại thuốc chống động kinh thường được sử dụng để giảm cơn co cứng, co giật ở trẻ bại não gồm: Diazepam, Phenobarbital, Depakine, Topamax, Tegretol,… Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, buồn ngủ, dị ứng, phát ban, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan, thận,…

Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng mà nên đi tái khám để đánh giá đúng tình trạng bệnh, thay đổi thuốc khi cần thiết.

Thảo dược tự nhiên

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần, làm giảm hoạt động quá mức của hệ thần kinh, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó, làm giảm tần suất, mức độ cơn co giật hiệu quả. Khi kết hợp với các dưỡng chất cần thiết cho não bộ như Taurine, Magie,… khả năng hồi phục vận động cũng được cải thiện tốt, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn động kinh. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tham khảo và tìm hiểu thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa đủ các loại thảo dược này để cho con sử dụng.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp giảm cơn động kinh hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh động kinh

Phẫu thuật não

Phẫu thuật não có thể được cân nhắc với những trường hợp không đáp ứng tốt với thuốc hay chính là tình trạng động kinh kháng thuốc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với một số trường hợp như:

– Đã xác định được vị trí vùng não bộ – nơi khởi phát cơn động kinh là u não hay các dị dạng mạch máu não,…

– Sau phẫu thuật, không làm ảnh hưởng đến các vùng não bộ chỉ huy về ngôn ngữ, thị giác, trí nhớ, vận động của cơ thể…

Phẫu thuật não có rất nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên hiện nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Bại não là một rối loạn thần kinh phức tạp có thể để lại nhiều biến chứng cho trẻ, nhất là khi có kèm theo cơn động kinh. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn độc giả hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp giúp con kiểm soát cơn co giật, động kinh, khôi phục vận động, sớm hòa nhập cộng đồng. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

DS: Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsy.com/learn/professionals/co-existing-disorders/developmental-disorders/mental-retardation-and-cerebral-2

https://www.cdc.gov/ncbddd/cp/facts.html

https://www.intechopen.com/books/cerebral-palsy-clinical-and-therapeutic-aspects/cerebral-palsy-and-epilepsy

 

 

Viết bình luận